Hội chứng ống cổ tay-thủ phạm gây tê bì tay khi mang thai

16:02 - 16/08/2022 Lượt xem: 321 Tác giả: Thanh Nga

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng các ngón tay và bàn tay bị đau, tê bì, có khi còn lan rộng lên cẳng tay hay cánh tay. Hội chứng ống cổ tay thường gặp ở giai đoạn cuối thai kỳ. Hội chứng này không chỉ gặp ở mẹ bầu mà còn gặp ở những trường hợp do yếu tố công việc, thực hiện động tác tay lặp đi lặp lại như văn phòng gõ bàn phím nhiều, thợ sử dụng máy khoan, máy rung....

1. Nguyên nhân gây ra hội chứng ổng cổ tay khi mang thai

Nguyên nhân gây nên tình trạng này không rõ ràng. Tuy nhiên, sự thay đổi nội tiết khi mang thai dẫn tới hiện tượng ứ dịch trong cơ thể, trong các bao và bao ống cổ tay là một ví dụ, kèm theo sự phù nề các gân, sự tích tụ này dẫn đến hiện tượng chèn ép vào dây thần kinh giữa, gây nên các biểu hiện của bệnh.

- Một số yếu tố khiến bạn dễ mắc phải hội chứng ống cổ tay:

  • Mang đa thai
  • Trước khi mang thai bị thừa cân

Khi mang thai, bạn có nguy cơ cao mắc hội chứng ống cổ tay nếu gia đình bạn hoặc bản thân bạn gặp các vấn đề về lưng, cổ hay vai, có thể bị lồi đĩa đệm, hay bị chèn ép rễ thần kinh từ đốt sống cổ hoặc chấn thương cổ.

- Các yếu tố có thể làm tăng nặng tình trạng này :

  • Tính chất công việc : dân văn phòng ( gõ máy tính nhiều ), thợ sử dụng các máy khoan, máy rung…
  • Đái tháo đường, suy giáp, viêm khớp dạng thấp….
  • Béo phì, tăng cân quá nhanh khi mang thai.

2. Dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai khiến cho mẹ bầu cảm thấy đau, tê bì ở ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa do sự chèn ép của dây thần kinh giữa trong ống cổ tay.

Một số trường hợp tình trạng đau có thể lan rộng đến bàn tay hoặc thậm chí đến cổ tay và cẳng tay.

Các dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay thường xảy ra vào ban đêm và có thể là nguyên nhân mất ngủ, khó ngủ. Nếu nặng hơn các triệu chứng này có thể biểu hiện cả ban ngày.

Tình trạng đau do hội chứng ống cổ tay dần dần sẽ khiến cho bàn tay yếu dần, ảnh hưởng đến vận động.

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai

3. Chẩn đoán

Có 1 số test mẹ bầu có thể thực hiện để xem liệu mình có phải đang mắc hội chứng ống cổ tay khi mẹ bầu gặp phải triệu chứng trên :

  • Hai tay giơ lên để ngang tầm vai.
  • Để áp sắt mu 2 tay vào nhau, ra trước ngực
  • Giữ tay ở tư tư thế này trong 30-60 giây.

Nếu test dương tính, mẹ sẽ có biểu hiện châm chích, tê bì, đau ở các vị trí ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, mặt trong ngón áp út.

4. Điều trị hội chứng ống cổ tay khi mang thai.

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu. Để giảm đau do hội chứng này gây ra, bà bầu có thể áp dụng một trong những phương pháp sau:

- Khi làm việc :

Đối với những công việc lặp đi lặp lại ở bàn tay, hạn chế làm việc liên tục quá lâu, nên nghỉ mỗi 20 phút, tập các động tác giúp giãn , lưu thông máu.

Đối với dân văn phòng, làm việc nhiều với máy tính, nên ngồi ghế cao lên, để 2 tay song song với nhau và song song với bàn làm việc, cố gắng giữ cho cẳng- cổ- bàn tay ở tư thế trung gian. Nguyên tắc luôn để cổ tay của bạn phải thẳng, và khuỷu tay của bạn phải cao hơn bàn tay.

- Nẹp cổ tay: Mẹ bầu có thể nẹp cổ tay để giữ cổ tay lại nếu phải làm các công việc lặp đi lặp lại, hoặc bạn có thể đeo dây nẹp cổ tay để làm giảm triệu chứng đau vào ban đêm.

- Giữ ấm tay: Bà bầu nên giữ tay luôn được giữ ấm để giúp giảm đau do hội chứng ống cổ tay gây nên.

- Khi ngủ :

  • Không kê tay dưới đầu.
  • Nên nằm nghiêng, để tay trên 1 chiếc gối, để thẳng tay ( nên sử dụng bao đeo tay để giúp hỗ trợ giữ tay ).

- Chế độ ăn, sinh hoạt :

hội chứng ống cổ tay

  • Nên hạn chế muối, chất béo và đường.
  • Nên ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ mỗi ngày, bổ sung đầy đủ vitamin.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6 như bơ, tỏi, vừng, hạt hướng dương, thịt nạc, rau có màu xanh đậm, cá thu, cá ngừ, cá hồi .....nhằm tăng cường sức khỏe hệ thần kinh.

- Mẹ có thể sử dụng túi chườm đá, chườm vào vùng cổ tay, cũng sẽ giúp mẹ giảm đau (tuyệt đối không dùng đá trực tiếp lên vùng cổ tay nhé ).

- Kiểm soát việc tăng cân trong thai kì.

- Thực hiện các bài tập hỗ trợ mẹ tập cổ tay.

Nếu các triệu chứng không cải thiện khi áp dụng các biện pháp trên, các bạn cần đi khám chuyên khoa cơ xương khớp để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?