Hướng dẫn mẹ cách thở và rặn đúng cách trong sinh thường

16:10 - 15/08/2022 Lượt xem: 491 Tác giả: Thu Hoàng

Ông bà ta thường nói “ Đau như đau đẻ” để nói rằng là đẻ đau lắm! đau không gì bằng!. Ngày nay, với những tiến bộ của khoa học, đã có phương  pháp gây tê “Đẻ không đau” trong sinh thường. Tuy nhiên, không phải tất cả thai phụ nào cũng đều được đẻ không đau. Chính vì vậy tất cả các thai phụ vẫn cần biết cách thở và cách rặn đúng thì quá trình sinh sẽ không còn là nỗi lo lắng nữa và mẹ sẽ bình an vượt cạn thành công. Dưới đây là một số hướng dẫn về tập thở trong chuyển dạ các mẹ cùng tham khảo nhé!

1. Chuyển dạ là gì?

Chuyển dạ là một quá trình đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ  thai nghén, sau 38 - 40 tuần “mang nặng”, thai phụ bước vào giai đọan “đẻ đau”.  Chuyển dạ là một quá trình bởi vì thời gian chuyển dạ thường kéo dài từ 6 - 12  giờ ở người con rạ và thời gian này kéo dài tăng gấp đôi ở người mới sinh con lần đầu, nghĩa là từ 12 - 24 giờ tính từ khi xuất hiện cơn co tử cung chuyển dạ đầu tiên.

2. Quá trình chuyển dạ diễn ra như thế nào?

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn xoá mở cổ tử cung

Giai đoạn ngắn cổ tử cung, lúc này mức độ các cơn đau co thắt tử cung ngày càng tăng mạnh và cổ tử cung cũng bắt đầu được giãn ra. Có thể nói rằng đây là giai đoạn kéo dài nhất gây đau đớn, vất vả nhất mà người mẹ nào cũng cần phải trải qua trong quá trình sinh con.

Thời gian của các cơn co thắt khác nhau tuỳ vào độ mở cổ tử cung, tăng dần lên. Các cơn đau dữ dội sẽ xuất hiện ở các vị trí như vùng bụng, đau lưng dưới, chân tay run rẩy, nóng lạnh thất thường.

Đây là giai đoạn bắt đầu, thường là giai đoạn dài nhất. Trong giai đoạn này, cổ tử cung sẽ phải mở ra được từ 9 -10 cm. Các cơn đau đẻ thường được ngắt quãng, kéo dài.

sinh thường

  • Giai đoạn 2: Giai đoạn đẩy bé ra – Sổ thai nhi

Khi cổ tử cung đã được giãn nở đến mức nhất định cùng với sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa thì thai nhi sẽ được lấy ra ngoài qua âm đạo với những cơn co thắt. Đau mở tử cung báo hiệu sinh nở.

Đối với những mẹ mang thai lần đầu đẻ thường, thời gian rặn đẻ là 1 tiếng đồng hồ còn đối với trường hợp mang thai lần thứ 2 sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.

Cơn co tử cung mạnh hơn, kéo dài hơn, tần số 4-5 . Giai đoạn 2 của ca sinh nở bắt đầu khi cổ tử cung đã mở ra hoàn toàn, đầu thai nhi lọt xuống thấp và kết thúc bằng sự kiện mà bà bầu mong đợi từ lâu: Em bé chào đời.

  • Giai đoạn 3: Giai đoạn sau sinh – Sổ nhau thai

Giai đoạn 3 của một ca sinh nở kéo dài từ lúc em bé ra đời cho đến khi cho ra nhau thai cùng với dây rốn. Mẹ bầu chỉ cần thư giãn, thả lỏng cơ thể, bác sĩ sẽ thực hiện lấy bánh rau ra cho mẹ. Mẹ sẽ có cảm giác hơi thốn khi rau đưa ra đến cửa mình. Nhưng đừng lo lắng vì các mẹ đã hoàn tất cuộc chuyển dạ, vượt cạn an toàn rồi nhé. 

3. Hướng dẫn tập thở trong sinh thường

Lúc bắt đầu chuyển dạ thì cơn gò tử cung thường ngắn, kéo dài khoảng 10 đến 15 giây và tần số xuất hiện thường dài như 10 phút có một cơn co. Các cơn co này thường gây đau nhẹ. Sau đó, càng gần đến lúc rặn sinh thì cơn co kéo dài hơn khoảng 15 - 20 giây rồi 20 - 30 giây.

Trước khi đến với cách rặn và thở đúng, chúng ta cần hiểu biết về cơn co tử cung. Cơn co tử cung có tính chất chu kỳ và thường gồm 3 thì sau:

  • Thì co: Bụng của thai phụ thường có cảm giác cứng lên và cơn đau tăng dần
  • Thì kéo dài: Cảm giác đau đạt đỉnh điểm ở thì kéo dài.
  • Thì nghỉ: Cơn đau bụng sẽ giảm dần và có thể không còn cảm giác đau nữa. Đây chính là khoảng cách giữa các cơn gò tử cung và là thời điểm để thai phụ phục hồi sức lực chuẩn bị cho cơn đau tiếp theo

Cách thở được hướng dẫn như sau:

Dựa theo tính chất chu kỳ của cơn gò tử cung, sản phụ sẽ chú ý, tập trung vào hơi thở:

  • Khi bắt đầu cảm nhận đau, nghĩa là khi bắt đầu thì co, có cơn co xuất hiện thai phụ nên tập trung vào hơi thở để tập thở nhanh dần. Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Cơn đau càng tăng thì thở càng nhanh hơn và nông hơn, tần suất nhịp thở tăng dần ở thì kéo dài. Cảm nhận đau càng nhiều thì thở càng nhanh hơn. Ở thì thở ra làm sao tạo được tiếng rít gần như tiếng rít, tiếng huýt sáo nhỏ. Đến khi cảm nhận bớt đau thì thở chậm lại và thở sâu hơn, tần suất nhịp thở giảm dần.
  • Ở thì nghỉ giữa các cơn co tử cung, thai phụ nên thở sâu và nhẹ nhàng bình thường để lấy lại năng lượng đã bị mất đi khi thở nhanh, nông ở thì co và tích trữ năng lượng cho lần thở của cơn đau kế tiếp… . Nên thư giãn toàn thân là tốt nhất.

Khi bác sĩ cho phép đươc rặn, thai phụ nên tập rặn đúng cách thì mới có hiệu quả đẩy thai ra khỏi bụng mẹ và ống sinh dục được. Rặn không hiệu quả, giai đọan xổ thai kéo dài sẽ làm mất sức người mẹ và em bé có thể bị ngạt ngay khi chưa kịp sinh ra.

sinh thường

4. Hướng dẫn cách rặn khi sinh thường

Rặn đúng cách không chỉ giúp đẩy thai ra ngoài dễ dàng mà còn giúp thai phụ tiết kiệm sức lực. Nếu rặn không đúng thì quá trình sinh sẽ kéo dài khiến mẹ bị mất sức, bé có thể bị ngạt vì không kịp ra ngoài và cần phải có sự can thiệp của các phương pháp khác. Để rặn hiệu qủa thai phụ nên lưu ý theo các hướng dẫn sau:

Khi sinh sản phụ sẽ cần nằm đầu cao một góc khoảng 45 độ, mông hơi nâng cao lên. Hai chân đạp vào 2 bàn đỡ và hai tay nắm chặt lấy 2 thành của bàn sinh.

Khi cảm nhận được cơn gò tử cung, mẹ cần hít sâu một hơi thật sâu rồi dồn hơi rặn mạnh để dồn xuống vùng bụng dưới giúp đẩy bé ra. Lưu ý khi thai phụ cảm thấy sắp hết hơi nhưng vẫn còn đau có thể hít vào một hơi khác và rặn tiếp tục cho đến khi không còn cảm thấy đau nữa. Khi rặn thai phụ phải cố gắng dồn hơi xuống bụng và không nên phát ra âm thanh.

Rặn khi cơn co tử cung đang diễn ra mới mang lại hiệu quả cao. Sự kết hợp giữa lực của cơn gò tử cung, lực rặn của sản phụ và và lực đẩy của nhân viên y tế sẽ giúp bé ra đời tự nhiên một cách dễ dàng.

Giữa 2 cơn gò tử cung, mẹ nên thư giãn, hít vào thở ra đều đặn, nhịp nhàng để lấy sức chuẩn bị cho cơn gò kế tiếp.

Ở người con so, cuộc rặn sinh như vậy thường kéo dài từ 30 - 40 phút chia thành nhiều đợt rặn. Sau đó mới sổ thai được. Ở người con rạ thì cuộc rặn ngắn hơn từ 20 - 30 phút.

Thì sổ đầu thai nhi là quan trọng nhất. “Đầu xuôi đuôi lọt”, thường là như vậy. Bác sĩ sẽ tiếp tục đỡ sinh, chủ động kéo thân hình, mông và chân tay em bé ra khỏi cửa mình của mẹ, cuộc rặn sinh xem như kết thúc. Tuy nhiên, có một số trường hợp bé quá to, cân nặng bé quá lớn có thể gây khó khăn ở thì xổ vai, kẹt vai. Lúc này các bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ thuật để đỡ em bé….Có thể có một vài rắc rối, biến chứng khi kẹt vai nhưng thường thì ít ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé vì cơ thể nhỏ bé ấy rất kỳ diệu, khả năng hồi phục của bé rất nhanh và ít khi để lại biến chứng….

Chúc các bà mẹ vượt cạn an toàn, hạnh phúc, mẹ tròn con vuông như mong đợi!

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua