Sinh mổ lần thứ 4 liệu có nguy hiểm?
16:03 - 04/11/2024 Lượt xem: 38 Tác giả: Thanh Nga
Sinh mổ lần thứ 4 có được không?
Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, để đảm bảo sức khoẻ và hạn chế biến chứng xảy ra, các mẹ bầu chỉ nên mổ lấy thai tối đa 3 lần. Tuy nhiên, số lần và khoảng cách giữa các lần sinh mổ còn phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, sự hồi phục của tử cung và vết mổ của mẹ. Do đó, câu hỏi “ Liệu sinh mổ lần thứ 4 có nguy hiểm gì không?” là thắc mắc chung của rất nhiều chị em đã trải qua đẻ mổ nhiều lần. Để có câu trả lời cho vấn đề này, hãy cùng Phòng khám Sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. Mẹ có thể sinh mổ lần thứ 4?
Thực tế, không có bất kì quy định nào được đưa ra về giới hạn số lần sinh mổ của phụ nữ do điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào sức khoẻ của người mẹ. Thông thường, nếu đã đẻ mổ ở lần trước đó thì mẹ cũng sẽ được chỉ định đẻ mổ ở lần sau. Các mẹ mổ lấy thai lần đầu hay những lần tiếp theo đều có thể đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn và nguy cơ sẽ càng tăng lên khi số lần sinh mổ càng nhiều. Do đó, các chuyên gia đưa ra khuyến cáo, để đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi thì việc mổ lấy thai chỉ nên thực hiện 3 lần.
Tuy nhiên, vì một vài lí do, nhiều mẹ vẫn mang thai và phải lựa chọn sinh mổ lần thứ 4. Trên thực tế, nhiều trường hợp mẹ có sức khoẻ tốt, tiền sử bình thường trong các lần sinh trước thì việc vượt cạn trong lần thứ 4 này vẫn diễn ra rất suôn sẻ. Do đó, sinh mổ lần thứ 4 an toàn là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
2. Khoảng cách giữa các lần sinh mổ nên là bao lâu?
So với đẻ thường thì hầu hết các sản phụ đẻ mổ sẽ cần nhiều thời gian để hồi phục hơn. Với trường hợp cuộc sinh mổ diễn ra an toàn ở thai kì trước, mẹ nên để khoảng cách tối thiểu là 2 năm trước khi có kế hoạch mang thai lần tiếp theo. Đây là thời gian đủ để giúp tử cung và vết mổ được phục hồi và đảm bảo tối đa cho sức khoẻ của thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Nếu khoảng cách giữa hai lần sinh mổ quá ngắn thì nguy cơ tổn thương sẹo mổ và xảy ra những biến chứng nguy hiểm là rất cao
3. Sinh mổ nhiều lần và những nguy cơ tiềm ẩn
Sau đây là các biến chứng mẹ có thể gặp phải nếu quyết định sinh mổ lần thứ 4:
- Bất thường nhau thai: phụ nữ trải qua sinh mổ nhiều lần sẽ có tỉ lệ cao hơn gặp phải các vấn đề: nhau bong non, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược gây nguy cơ cắt bỏ tử cung sau sinh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng
- Nguy cơ vỡ tử cung: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra. Tình trạng các lớp niêm mạc, cơ tử cung bị nứt, rách khiến các thành phần bên trong có thể thông với ổ bụng, thậm chí tổn thương đến cả bàng quang và cơ quan tiêu hoá, đe doạ đến tính mạng của sản phụ và thai nhi
- Nhiễm trùng: nguy cơ cao nhiễm trùng vết mổ, viêm dính tử cung, viêm bàng quang, viêm nhiễm tại các cơ quan sinh sản nếu như không được xử lý cẩn thận
- Thuyên tắc phổi: biến chứng có thể gặp phải ở những sản phụ sinh mổ quá nhiều lần kèm các tình trạng thừa cân, tiền sử rối loạn đông máu, có vấn đề về huyết áp.
- Tác dụng phụ từ thuốc gây mê, gây tê: có thể dẫn đến bí tiểu sau sinh hoặc gây ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa
- Mất nhiều thời gian để phục hồi hơn: thông thường, sau sinh mổ mẹ sẽ cần tiếp tục theo dõi tại viện trong vài ngày và nghỉ ngơi tại nhà 6-8 tuần trước khi hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên, đến lần thứ 4 thì chắc chắn mẹ sẽ cần nhiều thời gian hơn do tác động từ tổn thương tử cung và vết mổ của cả những lần sinh trước.
4. Nên sinh mổ lần 4 vào tuần thứ bao nhiêu?
Hầu hết các trường hợp thai phụ đã sinh mổ những lần trước đó thì ở lần thứ 4 này cũng sẽ tiếp tục được chỉ định mổ lấy thai từ khoảng tuần thứ 37, 38 trở ra nếu như không có các dấu hiệu bất thường hay khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Các mẹ nên chú ý theo dõi ở những tuần cuối này, tránh để tới khi có dấu hiệu chuyển dạ mới mổ vì khi đó thai đã quá to khiến mẹ phải chịu đau nhiều do cả chuyển dạ, sinh mổ và cả tổn thương từ vết mổ cũ.
5. Những lưu ý khi sinh mổ lần 4 mẹ cần biết
Do tính chất phức tạp của lần sinh mổ thứ 4, để vượt cạn an toàn, mẹ cần hết sức lưu ý trong lần mang thai này
- Chuẩn bị tâm lí thật tốt, chia sẻ với người thân các vấn đề xung quanh thai kì, hạn chế cảm xúc tiêu cực
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, chủ động theo dõi sức khoẻ bản thân là vấn đề hết sức quan trọng để đảm bảo thai kì khoẻ mạnh
- Khám thai định kì, thường xuyên giúp phát hiện sớm các bất thường và đưa ra những can thiệp kịp thời
- Lưu giữ hồ sơ sinh và thông báo để bác sĩ nắm rõ tiền sử, các vấn đề bệnh lý của mẹ từ đó đưa ra phương pháp theo dõi, điều trị phù hợp
- Lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để theo dõi thai kỳ
Để đặt lịch siêu âm và theo dõi thai kỳ tại Phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.
Ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai siêu âm và theo dõi thai kỳ ở đâu?
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tự hào là đơn vị uy tín trong chăm sóc sản, phụ khoa. Không chỉ thu hút các mẹ bầu và các chị em tại Hà Nội tới thăm khám mà còn là địa chỉ được rất nhiều các chị em ở khu vực miền Bắc như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai,... quan tâm và tin tưởng.