Mang thai 6 tuần bạn cần lưu ý những gì?

09:20 - 11/05/2022 Lượt xem: 408 Tác giả: Thanh Nga

Thai 6 tuần có sự phát triển mạnh mẽ, và mẹ sẽ rất bất ngờ khi hầu hết các bộ phận của con được hình thành và dần hoàn thiện trong giai đoạn này.

1. Sự phát triển của thai 6 tuần

 Sang tuần thứ 6 của thai kỳ, bé có kích thước bằng hạt đậu và dài khoảng 0,6cm. Bàn tay và bàn chân bé đang nhô ra từ cánh tay và cẳng chân, giống như hình mái chèo. Các nét trên khuôn mặt bé cũng ngày một rõ nét hơn. Nếu gấp mí mắt đang che một phần mắt của bé, bạn sẽ thấy màu mắt, chóp mũi và tĩnh mạch nhỏ ẩn dưới lớp da mỏng manh của con. Thêm vào đó, mắt của bé là hai đốm đen nhỏ chiếm gần 1⁄4 diện tích khuôn mặt, lỗ mũi cũng đã xuất hiện. Tuy nhiên, trong tuần này, đôi mắt bé vẫn còn ở vị trí khá xa nhau, có chiều hướng gần với hai bên thái dương.

Trong tuần thứ 6, van tim của bé đã xuất hiện, các đường dẫn khí từ cổ họng đến phổi cũng được hình thành. Hai bán cầu não của thai nhi cũng đang phát triển mạnh mẽ, gan giữ chức năng tạo ra tế bào hồng cầu cho tới khi tủy xương được hình thành và đảm nhận vai trò này. Ngoài ra, ruột thừa và tuyến tuy của bé cũng đã xuất hiện-nơi sản sinh ra hormone insulin. Một đoạn ruột sẽ phát triển thành dây rốn, có mạch máu riêng biệt để mang các chất dinh dưỡng, oxy và chất thải ra khỏi cơ thể của bé.

2. Nhịp tim thai của thai tuần thứ 6 là bao nhiêu?

Tim thai bắt đầu hoạt động, dao động từ 120 – 180 lần/phút. Nhanh gấp đôi nhịp tim bình thường của người lớn.

3. Sự thay đổi của mẹ bầu

- Chậm kinh

Dấu diệu phải nhắc tới đầu tiên là chậm kinh. Có nhiều mẹ bầu nhạy cảm, hoặc kinh nguyệt đều. Dấu hiệu này được phát hiện sớm hơn. Nhưng với những trường hợp kinh không đều hoặc dài ngày thì thời điểm này các mẹ cũng dễ dàng nhận ra sự thay đổi với chu kỳ kinh nguyệt của mình.

 - Nghén

Cảm giác nghén đã có và biểu hiện thường là buồn nôn hoặc nôn khan vào buổi sáng sau khi thức dậy. Bên cạnh đó, mẹ bầu sẽ có cảm giác sợ mùi thức ăn. Hoặc có tình trạng “ăn gở”.

Mẹ bầu còn nghén khi thai 6 tuần

Có một số biểu hiện nghén mà bạn không nên coi thường. Nếu cảm thấy bất an trước bất kỳ dấu hiệu nào trong giai đoạn đầu thai kỳ. Hãy tới phòng khám chuyên khoa ngay lập tức. Các bác sĩ sẽ giúp bạn.

- Tâm trạng thất thường

Do ảnh hưởng bởi nội tiết nên tâm trạng của mẹ cũng thay đổi khá “chóng mặt”. Đang vui vẻ có thể buồn ngay sau đó, đa sầu đa cảm hơn. Hoặc dễ nổi nóng hơn so với trước đây. Vậy nên mẹ bầu cần chia sẻ với chồng về dấu hiệu này để nhận được sự thông cảm và chia sẻ từ bạn đời.

- Mệt mỏi

Có thể ảnh hưởng bởi dấu hiệu nghén mà mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, vận động kém linh hoạt hơn. Vậy nên, mẹ bầu cần chú ý không nên làm việc gắng sức trong thời gian này. Thay vào đó, những lúc tâm trạng vui vẻ, sức khỏe cho phép nên tập những bài thể dục nhẹ nhàng, cơ bản.

4. Thai tuần thứ 6 mẹ bầu cần chú ý điều gì?

Mẹ nên lên kế hoạch cho 1 chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho cả mẹ và bé. Mỗi ngày bạn chỉ cần nạp 2.000 calories là đủ. Thêm vào đó, thay vì chỉ ăn ba bữa chính, bạn nên chia nhỏ ra nhiều bữa trong ngày. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và dinh dưỡng như rau xanh, hoa quả tươi, thịt bò,...Cố gắng uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và vận động nhẹ nhàng qua các bài tập yoga hay tập thiền.

Nếu tim thai chậm hơn 120 lần/ phút; hoặc nhanh hơn 180 lần/ trên phút. Mẹ bầu cần được tư vấn bởi bác sĩ sản khoa về tình hình sức khỏe của thai nhi.

Quan hệ tình dục nên hạn chế, nếu có cần hết sức nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Kích cỡ vòng một của bạn cũng tăng lên đáng kể, vì vậy hãy chọn những loại áo ngực thoải mái và phù hợp với bạn. Trong thời gian này, bạn nên hạn chế các hoạt động tình dục để không ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển.

Không nên sử dụng bất cứ loại thuốc nào mà không có sự cho phép của bác sĩ, kể cả thực phẩm chức năng. Những tác dụng phụ trong thuốc có thể gây hại đến sức khỏe cũng như khả năng phát triển của bé yêu.

Đây là khoảng thời gian hết sức nhạy cảm, mẹ bầu nên tránh uống rượu, bia, thuốc lá và sử dụng các chất kích thích. Lạm dụng rượu có thể gây ra hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi và một số hệ lụy nghiêm trọng khác. 3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý:

  • Hiểu rõ dấu hiệu sớm khi mang thai, ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ.
  • Khám thai lần đầu kịp thời, đúng và đủ, tránh khám quá sớm/ quá muộn.
  • Sàng lọc dị tật thai nhi tuần thứ 12 phát hiện những dị tật thai nhi nguy hiểm có thể can thiệp sớm.
  • Phân biệt chảy máu âm đạo thông thường và chảy máu âm đạo bệnh lý để can thiệp giữ thai kịp thời.
  • Sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh những rủi ro nguy hiểm trước và trong khi sinh.

Một số dấu hiệu nghén nếu ở mức độ nặng có thể ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống và tâm lý của mẹ bầu. Nếu cảm thấy bất an trước bất kỳ dấu hiệu nào trong giai đoạn đầu thai kỳ. Hãy tới phòng khám 43 Nguyễn Khang. Đội ngũ y bác sĩ luôn sẵn lòng giúp đỡ và giải đáp thắc mắc, để 3 tháng đầu mang thai của các mẹ không phải là sự mệt mỏi và nỗi lo. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?