Mẹ bầu bị nấc cụt phải làm sao ?

03:56 - 20/07/2020 Lượt xem: 11997

Nấc cụt là hiện tượng thông thường, phổ biến ở mọi lứa tuổi và phụ nữ có thai cũng không ngoại lệ. Chỉ trong một số trường hợp, nấc cụt mới là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm. Vậy mẹ bầu phải làm gì để cải thiện tình trạng này ? 1. Mẹ […]

Nấc cụt là hiện tượng thông thường, phổ biến ở mọi lứa tuổi và phụ nữ có thai cũng không ngoại lệ. Chỉ trong một số trường hợp, nấc cụt mới là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm. Vậy mẹ bầu phải làm gì để cải thiện tình trạng này ?

1. Mẹ bầu bị nấc cụt có ảnh hưởng đến thai nhi không ?

Ngoài các hiện tượng ợ nóng, đầy hơi, táo bón, nấc cụt cũng là hiện tượng khó chịu trong thai kỳ mà các bà bầu bất đắc dĩ gặp phải. Bà bầu bị nấc cụt có thể do cơ hoành vùng bụng bị kích thích gây co đột ngột khiến thanh thiệt (bộ phận nắp sụn nhỏ dưới đáy lưỡi ngăn thức ăn lạc vào khí quản) đóng đột ngột gây ra tiếng động lạ.

Phần lớn tình trạng nấc cụt khởi đầu và kết thúc đột ngột. Không có một nguyên nhân rõ ràng nào. Các đợt nấc cụt thường chỉ kéo dài trong khoảng vài phút.

Theo các bác sĩ, nấc cụt chỉ là hiện tượng thông thường không gây ảnh hưởng đến thai. Chỉ trong một số trường hợp nấc cụt trong thời gian hơn 48 giờ được xem là nấc cụt kéo dài. Nấc cụt kéo dài hơn 2 tháng được xem là nấc cụt khó trị và là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm mẹ bầu cần đi khám để được điều trị.

2. Để giải quyết tình trạng này mẹ bầu cần làm gì khi bị nấc cục ?

Khi bị nấc cụt, mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian an toàn, đơn giản. Điều này sẽ giúp mẹ bầu thổi bay tình trạng nấc cụt.

      • Uống nước

Theo quan niệm dân gian, khi bị nấc cụt, bà bầu hãy nín thở và uống 9 ngụm nước nhỏ (uống liên tục, không nghỉ). Nếu thực hiện lần đầu chưa thấy hiệu quả, mẹ bầu hãy tập trung làm lại lần thứ hai, thứ ba. Cách làm tuy đơn giản nhưng sẽ giúp bà bầu trị dứt điểm cơn nấc cụt khó chịu.

mẹ bầu bị nấc

      • Ngậm đá lạnh

Khi bắt đầu có hiện tượng nấc cụt, bà bầu chỉ cần ngậm một viên đá nhỏ hoặc thoa đều khắp mặt. Cảm giác lạnh đột ngột của đá sẽ chi phối. Làm cơn nấc cụt ở bà bầu nhanh chóng biến mất.

      • Ăn đường

Khi bị nấc, chị em sử dụng khoảng một muỗng cà phê đường để ngay đầu lưỡi. Ngậm từ trong miệng rồi nuốt. Vị ngọt lan ra từ các hạt đường nhỏ li ti sẽ kích thích các dây thần kinh. Khiến cơn nấc ở bà bầu nhanh chóng biến mất.

      • Ngửi hạt tiêu

Nếu các phương pháp trên không hiệu quả, bà bầu có thể sử dụng đến mẹo chữa nấc bằng hạt tiêu. Mẹ bầu múc một muỗng hạt tiêu rồi đưa lên mũi ngửi. Các cơn hắt xì hơi sẽ trị được những cơn nấc liên tục ở bà bầu.

3. Cách phòng ngừa chứng nấc cụt

dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ

 

Nhiều trường hợp bà bầu bị nấc do quá trình ăn uống chưa khoa học. Vì vậy, để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả, chị em cần ăn chậm nhai kỹ để tránh tạo khe hở dẫn đến không khí đi vào dạ dày, ảnh hưởng đến dây thần kinh phế vị, gây hiện tượng nấc.

Bên cạnh đó, để tránh gặp phải những cơn nấc cụt khó chịu; bà bầu không nên ăn các thức ăn cay nóng, các chất kích thích. Đồng thời, bà bầu cũng không nên ăn quá nhiều, quá no trong một bữa ăn. Thay vào đó hãy ăn các thức ăn mát, giàu dinh dưỡng và chia thành nhiều bữa nhỏ.

Nếu hiện tượng nấc xuất hiện thường xuyên, kéo dài liên tục, mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra tình hình sức khỏe. Tránh nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa, ung thư phổi, suy thận hay thậm chí viêm não…

 

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua