Mẹ bị tiểu đường thai kỳ con sinh ra có ảnh hưởng không?

16:02 - 18/02/2023 Lượt xem: 438 Tác giả: Thu Hoàng

Bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm từ 3-7% tổng số phụ nữ mang thai, có nhiều nguy cơ cho người mẹ và thai nhi nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách. Vậy bệnh tiểu đường thai kỳ cụ thể ảnh hưởng đến mẹ và con sinh ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Mẹ bị tiểu đường con sinh ra có ảnh hưởng không?

Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ của insulin là giúp vận chuyển glucose từ lòng mạch vào trong tế bào để tế bào sử dụng đường. Nhưng trong trường hợp xảy ra một số rối loạn insulin khiến cơ thể không thể sản xuất đủ insulin và khiến glucose tích tụ lại trong máu. Đây chính là hiện tượng đường huyết tăng cao và có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

tiểu đường thai kỳ

Khi mắc bệnh tiểu đường, nhiều phụ nữ rất lo lắng về những biến chứng của bệnh cũng như vấn đề mang thai khi đang mắc bệnh có gây hại gì đến sức khỏe của trẻ hay không. Thực tế, những trường hợp phụ nữ bị bệnh tiểu đường vẫn có thể mang thai, tuy nhiên, khi mang thai bản thân họ và thai nhi cũng sẽ có thể gặp phải một số rủi ro nhất định nếu không được kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.

Cụ thể, đối với những trường hợp mang thai khi bị tiểu đường, thai nhi có thể gặp phải những nguy cơ rủi ro sức khỏe như sau:

  • Tăng nguy cơ thai lưu.
  • Thai nhi có trọng lượng quá lớn vì khi mang thai em bé nhận được nhiều glucose từ cơ thể mẹ, đồng thời tăng nguy cơ sinh mổ.
  • Em bé khi chào đời cũng có nguy cơ gặp phải những vấn đề về hô hấp, bị vàng da,… và cần sự chăm sóc đặc biệt, có thể bị tiểu đường sau sinh.
  • Tăng các biến chứng khi mang thai như: tăng huyết áp, tiền sản giật và sản giật.
  • Tăng huyết áp.
  • Đa ối và làm tăng nguy cơ sinh non, mẹ bị tiểu đường sau sinh.

2. Phải làm sao để mẹ bầu tiểu đường có một thai kỳ khỏe mạnh, suôn sẻ?

Những bệnh nhân tiểu đường có kế hoạch mang thai nên điều trị bệnh để có thể kiểm soát tốt lượng đường trong một thời gian trước khi mang thai để hạn chế nguy cơ rủi ro cho bản thân và cả thai nhi. Nếu biết cách chăm sóc tốt, kiểm soát tốt lượng đường trong máu thì mẹ bầu tiểu đường vẫn có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh.

Dưới đây là một số lưu ý đối với mẹ bầu bị tiểu đường trước khi mang thai và mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ:

Chế độ ăn hợp lý:

Nên có một chế độ ăn đặc biệt để có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu mà vẫn có thể đảm bảo thai nhi được phát triển khỏe mạnh. Chế độ ăn này, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị và chuyên gia tư vấn dinh dưỡng. Lưu ý, nên ăn một lượng protein vừa phải, nên ăn nhiều chất xơ, hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo và không nên ăn ngọt. Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý không được bỏ bữa sáng, nên chia nhỏ 6 bữa/ngày và ăn theo đúng lịch trình.

tiểu đường thai kỳ

Cần kiểm soát cân nặng tốt:

Mẹ bầu trong thời gian mang thai sẽ phải tăng cân, nhưng chỉ nên tăng ở mức độ vừa phải. Bên cạnh đó, trước khi có ý định mang thai, mẹ cũng nên giảm cân nếu đang ở trong tình trạng thừa cân, béo phì.

Nên chăm chỉ tập thể dục mỗi ngày:

Những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ phù hợp với bà bầu sẽ giúp mẹ điều tiết lượng đường huyết rất tốt và đồng thời có thể rèn luyện sức khỏe dẻo dai, khỏe mạnh để sinh em bé.

Nghỉ ngơi hợp lý:

Thời gian mang thai cơ thể thường xuyên mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi và không nên làm việc quá sức.

Trong trường hợp chế độ ăn và tập luyện chưa giúp mẹ bầu kiểm soát tốt lượng đường trong máu, mẹ có thể điều chỉnh bằng việc bổ sung insulin định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Mẹ bầu bị tiểu đường cũng cần được theo dõi cẩn thận và thường xuyên thực hiện những xét nghiệm để biết rõ được tình hình sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, đồng thời có thể kịp thời đưa ra những giải pháp khi xảy ra bất thường.

Bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, tham gia các lớp học tiền sản tại phòng khám bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua