Mẹ nên hút sữa hay cho con bú trực tiếp sau khi sinh
16:58 - 06/09/2023 Lượt xem: 192 Tác giả: Kim Ngân
Sữa mẹ được biết đến là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng của bé trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng có thể cho bé bú trực tiếp do dó việc hút sữa hiện cũng đang được nhiều mẹ thực hiện. Việc lựa chọn hình thức ăn cho trẻ để nhận được sự hợp tác nhất của trẻ là vô cùng cần thiết. Vậy ưu nhược điểm của hai hình thức này là gì? Các mẹ hãy tìm hiểu kỹ trong bài viết dưới đây nhé!
Ưu điểm của việc cho con bú trực tiếp
Bé bú trực tiếp khiến sự gắn kết mẹ con tăng cao
Việc cho con bú trực tiếp hiện vẫn đang là lựa chọn hàng đầu của các mẹ. Khi bé bú trực tiếp mự thì bé sẽ nhận được nhiều kháng thể hơn bởi khi bé bú cơ thể người mẹ sẽ tạo ra các kháng thể có lợi khi cơ thể nhận biết được nước bọt của bé. Sau đó những kháng thể được truyèn lại bảo vệ cho cơ thể tốt hơn.
Khi bé bú, vùng cơ mặt của bé hoạt động nhiều giúp cấu trúc xương hàm của bé phát triển cân xứng hơn. Bên cạnh đó hormone oxytocin sẽ được tiết ra khi bé bú giúp mẹ giải tỏa căng thẳng, phòng ngừa trầm cảm sau sinh.
Việc cho bé bú còn giúp mẹ tiết kiệm về mặt kinh tế do không cần phải mua máy hút sữa, tủ trữ đông sữa cũng như túi trữ sữa chuyên dụng, bình chuyên dụng. Bên cạnh đó các mẹ cũng không phải canh giờ hút sữa cho đúng lịch trình, không mất thời gian rã đông sữa, hâm sữa. Mẹ có thể cho trẻ bú bất cứ lúc nào.
Những hạn chế của việc cho con bú trực tiếp
Bú trực tiếp có thể khiến bé dễ bị sặc hoặc ăn chưa đủ no
- Khi cho con bú sữa trực tiếp sữa sẽ được tiết ra với lượng không đều và không kiểm soát được do đó những mẹ có bầu ngực nhiều sữa có thể khiến bé bị sặc.
- Khi mẹ cho bé bú trực tiếp đến một thời điểm sẽ phải cai sữa cho con và bắt đầu quá trình tập cho bé bú bình. Quá trình cai sữa nhanh hay chậm cũng tùy từng bé.
- Các mẹ sẽ khó định lượng được lượng sữa bé đã bú vào là bao nhiêu.
- Khi bú bé rất hay ngủ quên nên có trường hợp bé chưa bú no đã ngủ, khiến bé nhanh đói, cáu gắt và ngủ không sâu giấc.
Ưu điểm của việc hút sữa mẹ và cho trẻ bú bình
Hút sữa giúp mẹ tránh bị căng tức bầu ngực
Hiện nay, xu hướng hút sữa cho con bú bình đang dần được các mẹ sử dụng nhiểu hơn. Hình thức này các mẹ sẽ sử dụng máy hút chuyên dụng hút sữa ra sau đó bảo quản trong tủ lạnh và khi bé ăn sẽ lấy ra hâm lại và cho bé bú.
Khi hút sữa cho con bú bình lượng sữa sẽ được xác định rõ bao nhiêu ml, các bình sữa hiện nay đều được thiết kế chống sặc với lượng sữa tiết ra đều.
Tránh trường hợp trẻ bám hơi mẹ quá nhiều. Khi đó mẹ có nhiều thời gian làm việc hơn do không phải ôm em bé khi em bú.
Bé có thể tự bú bình sữa trên cũi, giường và tự vào giấc ngủ không cần các mẹ bế hay ru bé ngủ.
Hút sữa sẵn bảo quản tủ mát cũng rất tiện lợi khi mẹ không có nhà vẫn có thể cho bé bú sữa đúng giờ hoặc trường hợp mẹ sinh đôi, sinh ba không thể cho các bé bú trực tiếp.
Những hạn chế của hút sữa mẹ và cho trẻ bú bình
- Sữa không được bảo quản đúng cách sẽ rất dễ bị hỏng. Nếu mẹ không biêt sữa hỏng vẫn cho bé bú thì rất dễ khiến bé bị các bệnh về tiêu hóa, bé phát triển kém, tiêu chảy, ...
- Để chuẩn bị cho hình thức nuôi con bằng hút sữa bú bình thì mẹ phải chuẩn bị khá nhiều thứ như: máy hút sữa, bình trữ sữa, túi trữ sữa, máy tiệt trùng, máy hâm sữa, ... chi phí bỏ ra cũng khá cao.
- Mẹ phải hút sữa theo lịch đều đặn như vậy cũng sẽ tạo áp lực cho mẹ dễ gây căng thẳng
- Mẹ không hút được sữa dễ bị căng sữa, dễ bị tắc tia vô cùng khó chịu.
Trường hợp nào mẹ nên hút sữa và cho trẻ bú bình
Mẹ có quá nhiều sữa thì nên hút sữa để tránh bị căng cứng và tắc tia sữa
Không phải mẹ nào cũng có thể cho bé bú trực tiếp được do đó những trường hợp dưới đây các mẹ nên chọn hình thức hút sữa và cho trẻ bú bình.
Khi mẹ có quá nhiều sữa
Khi mẹ có quá nhiều sữa thì bé sẽ dễ bị sặc khi bú do lượng sữa tiết ra ồ ạt, hơn nữa lượng sữa quá nhiều bé không bú hết không được đưa ra ngoài khiến mẹ bị căng và tắc tia sữa. Rất khó chịu và nguy hiểm. Mẹ nên hút sữa ra và trữ đông lượng sữa thừa.
Bé không chịu hợp tác khi bú trực tiếp
Nhiều trẻ không hợp tác khi bú trực tiếp như đầu ti mẹ thụt, đầu ti ngắn, ... mẹ đã cố tập cho con nhưng không được thì hãy chuyển sang phương án hút sữa cho bé bú bình nhé.
Mẹ sinh thai đôi, thai ba
Đối với những mẹ sinh đôi, sinh ba sẽ không thể cho các con ti cùng lúc như vậy rất dễ lệch giờ sinh hoạt của hai bé do phải chờ đợi đến lượt bú. Do đó trường hợp này hút sữa là giải pháp tối ưu cho mẹ bầu.
Mẹ có quá nhiều công việc, phải đi làm sớm
Nhiều mẹ phải đi làm sớm khi đó phải hút sữa và trữ sẵn ở nhà là giải pháp hợp lý. Khi đó người chăm bé chỉ việc hâm lại sữa và cho bé bú. Nếu bảo quản đúng cách thì sữa vẫn sẽ giữ nguyên được các dinh dưỡng và vi chất.
Những thông tin tổng hợp trên giúp các mẹ có thể cân nhắc chọn lựa hai hình thức cho bé bú sao cho hợp lý và phù hợp với hoàn cảnh nhất. Để có được những tư vấn thăm khám kỹ càng chuyên sâu các mẹ bầu và các mẹ đặt lịch khám theo dõi và khảo sát thai kỳ tại Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.