Nguyên nhân gây cường giáp trong thai kỳ

02:20 - 14/05/2020 Lượt xem: 229

Cường giáp là tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp dẫn đến hậu quả là sản xuất hormon giáp T4 và hoặc T3 nhiều hơn bình thường; dẫn tới gia tăng nồng độ hormone lưu hành trong máu. Từ đó gây ra những tổn hại về mô và chuyển hoá. Cường giáp thai […]

Cường giáp là tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp dẫn đến hậu quả là sản xuất hormon giáp T4 và hoặc T3 nhiều hơn bình thường; dẫn tới gia tăng nồng độ hormone lưu hành trong máu. Từ đó gây ra những tổn hại về mô và chuyển hoá. Cường giáp thai kỳ nhẹ có thể xảy ra trong suốt 4 tháng đầu thai kỳ,  tỉ lệ 2,4/1900. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Vậy nguyên nhân gây bệnh cường giáp là gì ? Chúng ta hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu về vấn đề này ở bài biết dưới đây nhé !

1. Nguyên nhân gây cường giáp thai kỳ

      • Basedow là nguyên nhân gây cường giáp thường gặp nhất (80-85%); tỷ lệ gặp 1/1500 phụ nữ mang thai.
      • HCG tăng quá cao cũng gây triệu chứng cường giáp. Trong thời gian mang thai, hormone HCG sẽ được sản xuất và đạt đỉnh điểm vào khoảng 12 tuần sau khi mang thai. Điều này gây kích thích nhẹ tuyến giáp và gây ra một số triệu chứng cường giáp. Nếu bạn mang đa thai thì nồng độ HCG thậm chí còn tăng cao hơn và các triệu chứng sẽ trở nên rõ rệt hơn. Có khoảng 10 – 20% phụ nữ mang thai xuất hiện các triệu chứng này nhưng đa phần những phụ nữ này không cần điều trị.
      • Những phụ nữ mắc phải chứng nôn nghén nặng (hyperemesis gravidarum) cũng có thể có các triệu chứng cường giáp nhẹ. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường sẽ biến mất sau tam cá nguyệt thứ nhất.
   Ốm nghén nặng có thể là dấu hiệu bệnh cường giáp 

Ngoài những nguyên nhân trên, còn có thể do những nguyên nhân sau:

      • Rối loạn miễn dịch, ví dụ như bệnh Graves; có thể làm cho tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone.
      • Gia đình có tiền sử mắc các bệnh về tuyến giáp hoặc các bệnh tự miễn; cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng cường giáp trong thai kỳ.
      • Một số loại thuốc, chẳng hạn như những loại thuốc giúp tim đập bình thường; cũng có thể gây cường giáp trong thai kỳ.
      • Nhiễm trùng gần tuyến giáp cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh này.
      • Các vấn đề khác về tuyến giáp như tuyến giáp phình to; sưng do nhiễm trùng hoặc ung thư tuyến giáp cũng có thể ảnh hưởng đến cách hoạt động của tuyến giáp.
      • Nồng độ iốt cao cũng có thể gây cường giáp. Tuyến giáp sử dụng iot để tạo ra hormone. Do đó, tuyến giáp sẽ tạo ra nhiều hormone nếu nồng độ iốt trong cơ thể bạn cao.

2. Chẩn đoán bệnh cường giáp khi mang thai

Chẩn đoán Basedow trong thời kỳ mang thai khó khăn hơn vì các triệu chứng hay xúc cảm, sợ nóng, da nóng ẩm và vã mồ hôi dễ nhầm với các triệu chứng của nghén. Xét nghiệm đo độ tập trung I ốt không làm được vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó chẩn đoán dựa vào tiền sử; nhịp tim nhanh trên 100 lần/phút; siêu âm tuyến giáp to, lan tỏa; xét nghiệm TSH, FT4, TRAb.

3. Điều trị

      • Đối với trường hợp nhẹ

Cường giáp nhẹ với triệu chứng nghèo nàn, nồng độ hóc môn tăng nhẹ; thông thường sẽ được theo dõi chặt chẽ mà chưa cần điều trị gì cho cả mẹ và em bé sau sinh.

      • Đối với trường hợp nặng

Khi cường giáp nặng cần phải điều trị thì thuốc kháng giáp trạng tổng hợp nên lựa chọn là PTU và theo dõi chặt chẽ (xét nghiệm TSH, hóc môn tuyến giáp hàng tháng); tránh gây suy giáp cho người mẹ và đứa trẻ.

Những phụ nữ không thể điều trị với thuốc kháng giáp trạng tổng hợp (dị ứng thuốc); thì phẫu thuật cũng có thể được lựa chọn. Tuy nhiên phẫu thuật cắt tuyến giáp cần được cân nhắc hết sức chặt chẽ vì nguy cơ cao trong gây mê; phẫu thuật cho cả mẹ và thai nhi.

Chống chỉ định điều trị I ốt phóng xạ cho phụ nữ có thai vì I ốt phóng xạ qua nhau thai gây mất chức năng tuyến giáp của trẻ.

Thuốc ức chế bê ta giao cảm có thể được dùng để giảm triệu chứng đánh trống ngực và run do cường giáp. Nên dùng liều nhỏ, thông thường loại thuốc này chỉ cần thiết cho đến khi cường giáp được kiểm soát bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp.

Thông thường phụ nữ bị Basedow sau khi sinh bệnh sẽ nặng lên (thường ở 3 tháng đầu tiên sau sinh); do đó cần tăng liều thuốc kháng giáp trạng trong thời điểm này. Đồng thời cần kiểm soát chặt chức năng tuyến giáp.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với hệ thống máy siêu âm hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm. Đến với phòng khám các sản phụ sẽ được siêu âm sàng lọc các bệnh lý về tuyến giáp. Việc phát hiện sớm các bệnh lý tuyến giáp sẽ hỗ trợ cho công tác điều trị tốt hơn từ đó giảm được các biến chứng lên mẹ và thai nhi.

Để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua