Nguyên nhân nào dẫn đến trầm cảm sau sinh ?

03:12 - 02/07/2020 Lượt xem: 346

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, hiện có khoảng 10 – 20 % phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh từng trải qua ít nhất một dạng rối loạn tâm thần, trong đó chủ yếu là trầm cảm. Vậy nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh là gì ? Và […]

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, hiện có khoảng 10 – 20 % phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh từng trải qua ít nhất một dạng rối loạn tâm thần, trong đó chủ yếu là trầm cảm. Vậy nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh là gì ? Và làm thế nào để phòng tránh căn bệnh này ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé !

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh là gì ?

      • Sự thay đổi nội tiết

nguyên nhân trầm cảm sau sinh

Nguyên nhân đầu tiên của trầm cảm sau sinh chính là do sự thay đổi đột ngột nồng độ hóc môn trong máu. Do sau khi sinh bé xong, cơ thể báo hiệu ngay sự thay đổi; và từ đó giảm ngay đi lượng estrogen và progesterone; hóc môn tuyến giáp thyroid cũng giảm nhanh chóng khiến cơ thể mệt mỏi; gặp phải trầm cảm khi phải thích ứng với sự thay đổi. Ảnh hưởng hóc môn đến tâm trạng, cảm xúc và trạng thái tinh thần của các mẹ sau sinh khá mạnh mẽ.

      • Thay đổi cơ thể sau sinh

Sau khi sinh con thành công, sự thay đổi về cơ thể sồ sề, làn da, vóc dáng cũng như những đau đớn trong quá trình mang thai và sinh em bé khiến các mẹ tự ti, để ý, cảm thấy bản thân mình xấu xí hơn ngày xưa rất nhiều.

      • Áp lực chăm con, không được chia sẻ

Hơn nữa, tâm lý, thói quen sống của các mẹ cũng phải thay đổi nhiều; nhất là với các mẹ làm mẹ lần đầu, phải thức khuya, nhiều bỡ ngỡ; lo lắng và nhiều điều không biết cũng khiến các mẹ áp lực nặng nề; bị chính suy nghĩ về trách nhiệm làm mẹ của mình phải tốt khiến các mẹ phải suy nghĩ nhiều.

      • Tiền sử mắc trầm cảm

Những phụ nữ mắc chứng trầm cảm trước, trong hoặc sau khi mang thai; hay những người đang điều trị trầm cảm có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao hơn so với người bình thường.

      • Mệt mỏi

Rất nhiều phụ nữ cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau khi sinh, họ phải mất hàng tuần trời để sức khỏe và năng lượng hồi phục trở lại. Ở những sản phụ sinh con theo phương pháp mổ lấy thai, thời gian hồi phục có thể còn dài hơn

      • Thiếu sự quan tâm của gia đình

Thiếu sự giúp đỡ của người thân. Trải qua sự kiện căng thẳng như có người thân vừa qua đời; người thân trong gia đình mắc bệnh, thay đổi nơi ở, cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Vậy làm thế nào để phòng ngừa trầm cảm sau sinh ?

Nhìn chung, trầm cảm sau sinh bình thường đều rất nhẹ, đầu tiên là rối loạn tâm lý nên các mẹ ngay cả trong khi đang mang thai đều tự điều chỉnh tâm trạng, thư giãn và thả lỏng, không để căng thẳng và suy nghĩ quá nhiều về việc phải làm mẹ như thế nào cho tốt, phải thay đổi lối sống bản thân hay để những lo lắng quấn quanh bản thân quá lâu, làm mẹ là một bản năng, tự nhiên mọi chuyện đều sẽ thành thạo hết cả thôi.

Thay vào đó, các mẹ hãy dành thời gian nghe nhạc, giải trí, xem phim, tham gia các diễn đàn của các mẹ để cùng chia sẻ và tâm sự, kết thêm nhiều bạn mới.

Cùng đừng quên tâm sự và luôn chỉa sẻ mọi điều với gia đình, bạn đời nữa nhé, họ luôn là chỗ dựa vững chắc, có tình yêu thương dành cho các mẹ vô điều kiện.

Kể cả sau khi sinh con xong, dù bận rộn và mệt mỏi với việc chăm các bé; các mẹ cũng đừng quên dành 1, 2 tiếng để tự yêu bản thân; làm đẹp, massage thư giãn, giải tỏa mệt mỏi, cũng như được nghỉ ngơi ngủ nghỉ đầy đủ; tránh xa được nỗi chán chường, hay những cơn đau đầu sau sinh hành hạ nhé.

Đừng quên các bài tập vận động thể dục hàng ngày; sẽ giúp cơ thể mẹ nhanh nhẹn, hoạt bát và phấn chấn hơn nhiều; giảm stress khá hiệu quả nữa.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua