Nhận biết bệnh trầm cảm khi mang thai

03:50 - 29/06/2020 Lượt xem: 598

Rối loạn trầm cảm có biểu hiện khá đa dạng, bao gồm các cảm giác buồn chán, chán nản, lo âu, mất ngủ, bi quan… thậm chí cả hành vi làm hại chính mình hoặc ý định tự tử. Tuy nhiên, việc xác định bị trầm cảm khi mang thai là một vấn đề không […]

Rối loạn trầm cảm có biểu hiện khá đa dạng, bao gồm các cảm giác buồn chán, chán nản, lo âu, mất ngủ, bi quan… thậm chí cả hành vi làm hại chính mình hoặc ý định tự tử. Tuy nhiên, việc xác định bị trầm cảm khi mang thai là một vấn đề không hề dễ dàng. Không ít mẹ bầu chưa nhận ra hoặc muốn che giấu việc mình bị bệnh. Vì thế nên khi phát hiện bệnh thì đã khá muộn. Thường là bệnh đã rơi vào giai đoạn nặng và để lại những hậu quả đáng tiếc.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai không có dấu hiệu rõ ràng, dễ nhầm lẫn với những thay đổi bình thường ở phụ nữ mang thai. Vì vậy rất khó phát hiện nếu không thật sự để ý.

 

Khi có một trong những biểu hiện dưới đây, mẹ bầu không được chủ quan mà cần lưu ý bởi rất có thể mẹ đã bị trầm cảm:

      • Luôn cảm thấy buồn bã, buồn nhiều hơn vui, tâm trạng không thoải mái, hay chán nản, bực tức
      • Dễ nổi giận vô cớ dù chuyện xảy ra không quá to tát để giận dỗi
      • Mẹ bầu thường xuyên cảm thấy lo lắng, mệt mỏi và căng thẳng
      • Dễ khóc là biểu hiện điển hình của trầm cảm khi mang thai
      • Cảm thấy không còn hứng thú với những thứ mà trước đây bản thân rất yêu thích
      • Dễ kích động hoặc chậm chạp hơn hẳn so với trước đây
      • Khó ngủ hoặc mất ngủ trong thời gian dài
      • Ngại tiếp xúc với những người xung quanh, kể cả bạn bè, người thân trong gia đình; có xu hướng cô lập bản thân.
      • Có ý chống đối sự hưỡng dẫn của bác sĩ, không đi khám thai định kỳ
      • Có xu hướng thích sử dụng các chất độc hại như rượu bia, hút thuốc
      • Nhịp tim tăng nhanh, thỉnh thoảng choáng ngất
      • Đôi khi còn suy nghĩ đến cái chết để thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng này

Có một vài triệu chứng của trầm cảm rất giống với ốm nghén ở bà bầu. Mẹ hãy quan sát thật kỹ, nếu những triệu chứng này xuất hiện với tần suất nhiều và kéo dài thì cần đi khám bác sĩ ngay.

2. Những ai có nguy cơ bị trầm cảm khi mang thai

      • Những phụ nữ thiếu sự quan tâm của gia đình

Căng thẳng gia đình có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị trầm cảm – nhận biết trầm cảm khi mang thai

Sự cô độc của thai phụ hoặc do chồng phải đi xa dài ngày trong giai đoạn có thai; bản thân thai phụ đang sống và làm việc trong một thành phố không thân thuộc, sống xa người thân và thấy nhớ nhà, cảm thấy cô đơn khi không có ai để chia sẻ… đều có thể dẫn đến trầm cảm khi mang thai 3 tháng đầu.

Bạo lực gia đình, trục trặc trong các mối quan hệ chồng, bố mẹ chồng…nếu không được chia sẻ mẹ bầu rất dễ bị stress lâu ngày dẫn đến trầm cảm.

      • Phụ nữ gặp biến cố trong quá trình mang thai

Trầm cảm khi mang thai cũng xảy ra với những thai phụ gặp vấn đề về thai sản như nghén nhiều hoặc cảm thấy bản thân mình không được nghỉ ngơi đúng như khuyến nghị của bác sĩ. Một lý do khác nghiêm trọng hơn như sản phụ khó thụ thai hoặc đã từng sảy thai, con bị dị tật trong quá khứ dẫn đến lo lắng nhiều.

      • Mang thai ngoài ý muốn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai. Nhiều chuyên gia tin rằng hormone thai kỳ chính là thủ phạm. Sự tăng giảm của hormon ảnh hưởng đến tất cả phụ nữ có thai nhưng một số người sẽ nhạy cảm hơn. Tâm trạng thay đổi có thể do sự căng thẳng, mệt mỏi, sự thay đổi các hormon thai nghén. Tâm trạng thất thường chủ yếu trong 3 tháng đầu của thai kì (trầm cảm khi mang thai 3 tháng đầu) và trầm cảm xuất hiện lại trong 3 tháng cuối, khi chuẩn bị sinh.

      • Tiền sử mắc bệnh trầm cảm

nhận biết trầm cảm khi mang thai
Mẹ bầu luôn cảm thấy buồn, chán nản, hay khóc lóc là một trong những dấu hiệu để nhận biết bệnh trầm cảm khi mang thai

Bản thân người phụ nữ hay gia đình có tiền sử trầm cảm: trầm cảm từng xảy ra ở người thân trong gia đình hoặc nếu bản thân thai phụ có bệnh thì rất dễ bị trầm cảm khi mang thai. Bất kỳ một biến động nào trong cuộc sống như sự ra đi của một người thân yêu, ly hôn hay mất việc đều có thể gây ra trầm cảm.

      • Ngoài ra còn một số yếu tố như thay đổi hormon, tài chính, bị lạm dụng, bóc lột, bệnh lý… đều có thể tác động đến tâm lý mẹ bầu.

3. Phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?

Bệnh trầm cảm khi mang thai ngoài việc mang lại những hậu quả không tốt cho thai phụ còn ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Các vấn đề có thể gặp phải khi thai phụ bị trầm cảm; đặc biệt trong 3 tháng đầu là: sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, thai kém phát triển, sau sinh trẻ có thể chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc, tự kỉ…

Đối với những phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai, nếu không được chăm sóc đúng mức có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực như: uống rượu, hút thuốc lá, nghiện ma túy, muốn bỏ phá thai, thậm chí là tự tử.

Trầm cảm khi mang thai là rối loạn tâm thần có thể phòng ngừa được nếu bản thân sản phụ; người chồng và cả gia đình được trang bị kiến thức tiền sản tốt. Một thai kỳ được lên kế hoạch và chuẩn bị đón chào chắc chắn sẽ thuận lợi hơn những gì ngoài dự tính. Người phụ nữ cần biết trước những khó khăn khi thay đổi thể trạng – tâm lý khi mang thai và sinh con để nhanh chóng hòa nhập, tránh những “cú sốc” không mong muốn.

Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và chế độ dùng thuốc canxi trong quá trình mang thai. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua