Phụ nữ mang bầu vì sao nhạy cảm hơn, dễ khóc hơn
09:25 - 05/03/2021 Lượt xem: 2588
1. Vì sao mẹ bầu dễ nhạy cảm, dễ khóc hơn khi mang thai
- Do sự thay đổi hormone trong cơ thể nhưng không thể thích ứng kịp. Hoặc do không thích nghi với các hội chứng mang thai và suy giảm dinh dưỡng trầm trọng trong thai kỳ
- Việc chuyển từ thiếu nữ sang người làm mẹ cũng là một trong những biến đổi tâm lý mà mẹ phải chịu đựng. Do cơ thể mẹ không thể kịp thích nghi nên để giải tỏa những gánh nặng này, mẹ đành chuyển sang cho người thân một cách hết sức vô lý.
2. Mẹ bầu nhạy cảm, dễ khóc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Theo các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh được sự liên hệ giữa mẹ và bé trong thời gian thai kỳ có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách của trẻ, cụ thể:
Thai nhi chậm phát triển:
Khi mẹ bầu khóc nhiều, tinh thần sẽ bị suy sụp, đa số mẹ bầu sẽ trở nên ù lì, lười vận động và tăng cân nhiều hơn. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi; khiến con không nhận đủ dưỡng chất để phát triển; ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển não bộ.
Tăng động:
Khi mẹ bầu bị căng thẳng, cơ thể liên tiếp sản sinh ra cortisol và dolpamine, hai loại hoóc-môn gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến tâm trạng mẹ bầu dễ trở nên bồn chồn, kích động. Theo các chuyên gia, hai loại hoóc-môn này có thể “lây” qua thai nhi thông qua nhau thai; khiến hệ thần của trẻ không được ổn định, và nguy cơ mắc chứng tăng động cũng cao hơn hẳn.
Chậm nói:
Mẹ biết không, có tới 15% trẻ em có mẹ gặp vấn đề tâm lý trong thời gian mang thai gặp các vấn đề về khả năng ngôn ngữ, và biểu hiện thường gặp là chậm nói. Nguyên nhân là do trong giai đoạn trầm cảm; bầu thường có xu hướng “lơ là” chế độ dinh dưỡng; dẫn đến việc thai nhi không được bổ sung dinh dưỡng một cách đầy đủ.
Tự kỷ:
Những mẹ bầu thường xuyên cáu gắt sẽ sinh con dễ nổi giận; mẹ bầu bi quan sẽ sinh bé tự ti, lạnh lùng và tích cách bé cưng cũng ít bộc lộ cảm xúc hơn…
Bệnh tim:
Bé có mẹ căng thẳng nhiều khi mang thai cũng là những đứa trẻ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn so với những bé được sinh ra bởi những người mẹ vui vẻ, lạc quan khác.
Rối loạn giới tính:
Bên cạnh những hậu quả trên thì nếu mẹ bầu thường xuyên căng thẳng cơ thể sẽ tiết ra các hormone cortisol nhiều hơn và làm ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone giới tính cho em bé trong bụng.
3. Để làm vơi đi sự lo lắng và giải quyết được tình trạng này, các mẹ cần:
- Nói chuyện với những mẹ khác đã từng mang thai:
Khi mẹ nói chuyện với những người có kinh nghiệm sự lo lắng và sợ hãi khi mang thai sẽ giảm dần đồng thời việc trao đổi, giao lưu còn khiến mẹ nhận ra rằng việc mang thai là một điều kỳ diệu.
- Tìm việc để làm:
Sử dụng thời gian của mình để làm việc nhà hoặc các công việc có ích khác khiến mẹ quên đi các vấn đề tâm lý đang gặp phải hoặc tận dụng thời gian để làm những việc có ích trong cuộc đời mình.
- Chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học:
Ăn uống và tập thể lưc điều độ cũng giúp mẹ có thể giảm bớt căng thẳng và quên đi sự thay đổi bất thường của cơ thể.
- Trò chuyện với chồng:
Tham khảo thêm: