Vì sao phụ nữ khi mang thai dễ bị trầm cảm

08:44 - 27/06/2020 Lượt xem: 219

Phụ nữ khi mang thai nội tiết thay đổi nên rất dễ nhạy cảm, dễ bị căng thẳng bởi những áp lực từ việc mang thai, công việc, gia đình và chính bản thân họ. Nếu không giải tỏa được những căng thẳng stress khi mang thai thì những vấn đề này rất dễ phát […]

Phụ nữ khi mang thai nội tiết thay đổi nên rất dễ nhạy cảm, dễ bị căng thẳng bởi những áp lực từ việc mang thai, công việc, gia đình và chính bản thân họ. Nếu không giải tỏa được những căng thẳng stress khi mang thai thì những vấn đề này rất dễ phát triển thành những rối loạn lo âu, trầm cảm khi mang thai vô cùng nguy hiểm. Nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nguyên nhân chủ yếu là do:

1. Thay đổi hormone

Phụ nữ khi mang thai sẽ có những thay đổi về nội tiết tố Estrogen; gây ra những rối loạn, thay đổi trong cảm xúc và tâm lý; thai phụ nhạy cảm hơn với các vấn đề xảy ra; thường đây là những suy nghĩ tiêu cực do chính bản thân thai phụ nghĩ ra; nếu không được định hướng và giải tỏa tâm lý thai phụ sẽ dễ mắc bệnh lý trầm cảm.

2. Chưa chuẩn bị tâm lý để làm mẹ

Những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn hoặc kết hôn khi còn quá trẻ sẽ phải đối mặt với áp lực tâm lý rất lớn đó là làm mẹ. Do bản thân thai phụ chưa sẵn sàng tâm lý hoặc chưa đủ chín chắn; va vấp để làm tốt thiên chức của mình. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho biết những phụ nữ kết hôn ở độ tuổi vị thành niên có nguy cơ mắc trầm cảm khi mang thai cao hơn phụ nữ đã chín chắn về tuổi đời.

Ngoài ra ở một số phụ nữ, việc mang thai khi chưa chuẩn bị tâm lý còn mang lại cho họ quá nhiều những rắc rối và phiền toái trong cuộc sống như các vấn đề về công việc, tài chính và các mối quan hệ…Từ đó gây ra nhiều lo lắng và căng thẳng cho thai phụ dẫn đến bệnh lý trầm cảm.

3. Yếu tố di truyền

Có nhiều nghiên cứu đã cho biết ADN là tác nhân gây ra bệnh lý trầm cảm ở phụ nữ mang thai. Nếu trong gia đình có người thân bị trầm cảm khi sinh thì thai phụ sẽ dễ mắc bệnh trầm cảm hơn người bình thường. Nên trước khi mang thai cần hiểu và biết vấn đề di truyền của gia đình để chuẩn bị những tâm lý tốt nhất để phòng tránh bệnh lý nguy hiểm này.

4. Yếu tố về tình cảm

Những chuyện cãi vã, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng hay với những người xung quanh cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nhiều mối quan hệ xung quanh nếu không được giải quyết một cách thoải mái nhất nó sẽ khiến chị em phụ nữ cảm thấy buồn rầu, khó chịu, lo lắng… Cùng với sự nhạy cảm trong khi mang bầu thì trầm cảm rất dễ xảy ra.

5. Các vấn đề liên quan đến thai nhi

Đối với thai phụ có thai nhi gặp vấn đề không tốt như chậm phát triển, dị tật, động thai thì khả năng bị trầm cảm của thai phụ là rất cao. Xuất phát từ sự thương con; bế tắc và suy nghĩ tiêu cực quá nhiều dẫn đến những tổn thương tâm lý và trí não của thai phụ. Điều này là nguyên nhân gây ra trầm cảm khi mang thai của thai phụ.

6. Stress từ lần mang thai trước

Những vấn đề vô sinh hoặc sảy thai trước đó gây ra cho thai phụ những lo lắng; và sợ hãi về sự an toàn của thai nhi. Từ đó sẽ gây những tổn thương nhất định về tâm lý khi mang thai dễ dẫn đến bệnh lý trầm cảm.

7. Mang thai ngoài ý muốn

Những thai phụ có quá khứ bị lạm dụng tình dục hoặc trường hợp người mẹ chưa được chuẩn bị về tâm lý về việc có con cũng là một yếu tố dẫn đến trầm cảm.

8. Yếu tố gia đình

Gia đình có người bị trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực.

Thai phụ không nhận được sự quan tâm đầy đủ của gia đình và xã hội. Bị bố mẹ, người thân bỏ rơi sẽ dễ bị tổn thương về tâm lý.

Thai phụ sống trong gia đình có các vấn đề về bạo hành chồng vợ…. Cộng với sự thay đổi về tâm sinh lý khi mang thai khiến thai phụ mệt mỏi, không lối thoát. Là nguyên nhân gây bệnh lý trầm cảm khi mang thai.

9. Vấn đề kinh tế và tài chính

Đối với những gia đình không có đầy đủ về kinh tế và tài chính thì vấn đề này gây cho thai phụ những lo lắng và căng thẳng khi mang thai. Suy nghĩ không có tiền, sợ con khổ, sợ không nuôi được con luôn thường trực trong đầu thai phụ dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh lý trầm cảm.

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua