Quy trình khám thai lần đầu diễn ra như thế nào?

16:43 - 27/02/2023 Lượt xem: 277 Tác giả: Thu Hoàng

Khám thai lần đầu là bước quan trọng nhất trong suốt quá trình mang thai. Ở lần khám thai này bác sĩ sẽ giúp mẹ kiểm tra và phát hiện các vấn đề thai kỳ, từ đó đưa ra tư vấn và lời khuyên về vitamin, thuốc, chế độ nghỉ ngơi, chế độ thể dục thể thao, chế độ dinh dưỡng riêng phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ và bé.

1. Thử que 2 vạch khi nào nên đi khám?

Ngay sau khi kiểm tra que thử thai thấy xuất hiện 2 vạch màu đỏ hoặc nhận thấy một số dấu hiệu mang thai thường gặp như buồn nôn, nôn, căng ngực… thì nên đi khám thai càng sớm càng tốt. Lần khám thai định kỳ đầu tiên này rất quan trọng. Bác sĩ sẽ chẩn đoán mẹ có thai hay không, thai vào tử cung chưa, thai được bao nhiêu tuần? Xác định chính xác tuổi thai sẽ là cơ sở cho việc theo dõi sự phát triển của thai nhi ở các mốc khám thai quan trọng sau này (thai càng lớn, đặc biệt là sau 3 tháng đầu, việc xác định tuổi thai sẽ giảm độ chính xác).

khám thai lần đầu

2. Quy trình khám thai lần đầu tiên

Quy trình khám thai lần đầu tiên bao gồm:

+  Siêu âm kiểm tra thai thông qua siêu âm đầu dò hoặc siêu âm thành bụng, kiểm tra thai vào đúng vị trí chưa, kiểm tra túi thai, nghe tim thai, thai ở trong hay ngoài tử cung, thai có phát triển bình thường hay không số lượng thai: đơn thai, song thai hay đa thai.

+ Tư vấn thai sản thuốc, dinh dưỡng cho mẹ

+ Khám sức khỏe toàn diện

+ Chỉ định 1 số xét nghiệm cần thiết

+Sau đó bác sĩ sẽ hẹn lịch khám thai và xét nghiệm lần tiếp theo.

3. 3 mốc khám quan trọng mẹ không nên bỏ qua

Mốc quan trọng 11 tuần 6 ngày – 13 tuần 6 ngày:

Ở tuần thai 11 tuần 6 ngày - 13 tuần 6 ngày thai kỳ, thai phụ sẽ được siêu âm để khảo sát hình thái thai nhi, dự đoán ngày dự sinh dựa trên các chỉ số siêu âm, các bất thường mẹ, đặc biệt đây là thời điểm tốt nhất để đo độ mờ da gáy chẩn đoán bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi như hội chứng Down, dị dạng tim, thoát vị cơ hoành… nhằm có biện pháp can thiệp kịp thời.

Ngoài ra thai phụ cũng được chỉ định làm một số xét nghiệm cần thiết:

  •  Xét nghiệm Double test: giúp tầm soát nguy cơ phát triển hội chứng Down, Edward hoặc Patau.
  • Xét nghiệm tiền sản giật: Đánh giá nguy cơ tiền sản giật
  • Xét nghiệm máu: giúp xác định các nguy cơ tiềm ẩn như thiếu máu, thiếu sắt có ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi.
  • Xét nghiệm nước tiểu: giúp xác định nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu, tổn thương thận hoặc một vấn đề bất thường khác.

khám thai lần đầu

Mốc khám thai quan trọng 2: vào tuần 20 – 24

Ở mốc thời gian này, một nửa chặng đường thai nghén đã trôi qua. Đây cũng là mốc thời gian vàng để siêu âm nhằm đánh giá hình thái học cũng như sự phát triển của thai nhi.

Ở tuần thai 20 – 24, thai nhi đã có kích thước tương đối lớn, các cơ quan trong cơ thể đã hình thành và phân chia rõ rệt nên sẽ dễ dàng phát hiện dị tật. Bác sĩ sẽ dùng đến kỹ thuật siêu âm 3D, 4D, 5D để khảo sát hình thái học thai nhi nhằm phát hiện dị tật ở hầu hết các cơ quan, nội tạng, kiểm tra dị tật tim.  Xác định chính xác hơn sự hiện diện cũng như tình trạng của các cơ quan nội tạng khác như tim, phổi, dạ dày, thận bằng Doppler màu… xem tim bé có đủ ngăn và hoạt động bình thường hay không, có bị tim bẩm sinh không, phổi có dịch hay bất thường gì không…

Mốc khám thai quan trọng 3: vào tuần 30 – 32

Thời điểm này thai nhi đã lớn, những bất thường mà ở mốc khám thai 20 – 22 tuần chưa phát hiện thì đến nay đã có thể thấy rõ. Việc phát hiện bất thường thai nhi sẽ giúp bố mẹ chủ động trong công tác chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp tới: chuẩn bị tâm lý, lựa chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ, sinh ở thời điểm nào, chuẩn bị chăm sóc, điều trị cho bé sau sinh tra sao nếu bé có vấn đề…

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai, bánh nhau, lượng nước ối… nhằm đảm bảo bé đang phát triển tốt ở giai đoạn về đích, đưa ra các kết luận chính xác về sự phát triển của thai nhi, tốc độ phát triển so với tuổi thai nhằm có những biện pháp can thiệp kịp thời nếu thai trong tử cung bị phát triển chậm. Từ đó có thể phòng tránh được các nguyên nhân gây suy thai, ngạt sau đẻ và giúp mẹ bầu xác định được ngày dự sinh cụ thể và chính xác hơn.

 Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua