Rau tiền đạo là gì ? Nguyên nhân và chuẩn đoán rau tiền đạo

09:55 - 04/02/2020 Lượt xem: 855

Rau tiền đạo là bánh rau bám lan xuống đoạn dưới và đôi khi tới lỗ trong cổ tử cung gây cản trở đường ra của thai nhi khi chuyển dạ đẻ. Rau tiền đạo là một trong những nguyên nhân chính gây chảy máu trong ba tháng cuối của thai kỳ, trong chuyển dạ […]

Rau tiền đạo là bánh rau bám lan xuống đoạn dưới và đôi khi tới lỗ trong cổ tử cung gây cản trở đường ra của thai nhi khi chuyển dạ đẻ. Rau tiền đạo là một trong những nguyên nhân chính gây chảy máu trong ba tháng cuối của thai kỳ, trong chuyển dạ và sau đẻ.

1. Rau tiền đạo là gì?

Rau tiền đạo là một trong những yếu tố đẻ khó do phần phụ của thai; và cũng là một trong những cấp cứu chảy máu trong ba tháng cuối của thời kì có thai.

Gọi rau tiền đạo khi rau không bám hoàn toàn vào thân tử cung mà một phần hay toàn bộ bánh rau vào giai đoạn dưới tử cung, do đó gây chảy máu và làm cho ngôi bình chỉnh không tốt, gây đẻ khó.

2. Phân loại rau tiền đạo

– Rau bám thấp:

Phần lớn bánh rau bám vào thân tử cung, chỉ một phần nhỏ bám vào đoạn dưới, không gây chảy máu, thường gây vỡ ối sớm. Chuẩn đoán sau sổ rau: đo màng dưới 10 cm.

– Rau bám bên:

Còn gọi là rau bám cạnh, phần lớn rau bám vào đoạn dưới nhưng bờ bánh rau chưa tới cổ tử cung. Chảy máu nhẹ.

– Rau bám mép:

Còn gọi là bám bờ. Bờ bánh rau đã tới cổ tử cung nhưng chưa che lấp cổ tử cung. Chảy máu ở mức độ vừa.

– Rau bám trung tâm:

Còn gọi là trung tâm không hoàn toàn. Bánh rau che lấp một phần của diện lỗ cổ tử cung. Thăm âm đạo sờ thấy múi rau và màng rau. Chảy máu nhiều.

– Rau trung tâm hoàn toàn:

Bánh rau che kín lỗ cổ tử cung cả khi cổ tử cung đã mở, thăm âm đạo chỉ sờ thấy múi rau, không thấy màng rau. Chảy máu nhiều.

3. Nguyên nhân

Chưa thật rõ nguyên nhân nhưng có những yếu tố thuận lợi như:

  • Viêm niêm mạc tử cung
  • Sinh đôi
  • Đẻ nhiều lần
  • Sẹo mổ tử cung
  • Tiền sử nạo thai

Người ta cho rằng tất cả các trường hợp trên lớp cơ tử cung mỏng hơn bình thường, tuần hoàn trong một phạm vi nhất định giảm đi, muốn đảm bảo nhiệm vụ nuôi thai, bánh rau phải lan rộng xuống đoạn dưới tử cung, sinh ra rau tiền đạo.

Tuy nhiên không phải hiếm gặp các trường hợp con so trong tiền sử không có sẩy thai, nạo thai hay viêm nhiễm phụ khoa mà vẫn bị rau tiền đạo. Có một số tác giả cho rằng có lẽ vì chảy máu nhẹ ở đáy tử cung lúc mới thụ thai làm cho trứng bị đẩy về phía đoạn dưới tử cung mà gây ra rau tiền đạo.

4. Chẩn đoán

– Triệu chứng cơ năng:

Chảy máu là triệu chứng chính. Chảy máu có tính chất đặc biệt như: đột ngột , không nguyên nhân, không đau bụng, máu đỏ loãng, có thể có máu cục, lượng máu có thể nhiều hay ít, sau một lần chảy máu, máu cầm tự nhiên mặc dù không điều trị, rồi sau một thời gian 10 ngày máu lại ra, cứ tiếp diễn như vậy, chảy máu tái phát nhiều lần, nhịp độ chảy máu càng mau nếu thai càng gần đủ tháng, lượng máu sau nhiều lần.

Chảy máu đỏ tươi, lượng máu nhiều hay ít tùy từng trường hợp. Nếu chảy máu nhiều thường gặp trong rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn. Tiền sử có chảy máu tái phát nhiều lần ngày càng nhiều, thường gặp trong rau tiền đạo bán trung tâm, bám bên, bám mép.

– Triệu chứng cơ năng:

Thể trạng của sản phụ phụ thuộc vào mức độ chảy máu. Càng mất nhiều máu thể trạng càng kém xút, xanh sao, nếu mất máu quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng sốc trụy mạch. Đo huyết áp, xét nghiệm hồng cầu, huyết sắc tố để xác định thiếu nặng hay nhẹ.

– Triệu chứng thực thể:

  • Nắn thấy ngôi thai bất thường, ngược, ngang, đầu cao lỏng.
  • Nghe tim thai, nếu máu ra ít, tim thai còn tốt, ra máu nhiều, tim thai suy, có khi không nghe thấy tim thai.
  • Thăm âm đạo khi chưa chuyển dạ có thể thấy ngôi còn cao, cổ tử cung bị lệch, bên bị lệch là bên có rau bám. Qua túi cùng, giữa ngôi và ngón tay có cảm giác thấy một lần đệm dày khác với ối, đó là bánh rau bám vào đoạn dưới tử cung.
  • Thăm âm đạo khi chuyển dạ là phương pháp lâm sàng chính xác nhất để xác định, vì lúc đó cổ tử cung đã xóa, mở. Nếu nhìn thấy các múi rau bịt kín lỗ tử cung là loại rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn. Nếu sờ thấy có cả múi rau và đầu ối là loại bán trung tâm. Nếu sờ thấy bờ bánh rau, bánh rau không che lấp lỗ cổ tử cung là loại bám mép. Nếu chỉ thấy màng ối dày cứng lại là loại rau bám bên.

– Chẩn đoán cận lâm sàng:

Có nhiều phương pháp: Chụp X-Quang, dùng đồng vị phóng xạ, siêu âm. Trong các phương pháp này thì phương pháp siêu âm là phương pháp được sử dụng phổ viến vì sự tiện lợi, không làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Trên đây là những kiến thức về rau tiền đạo mẹ bầu cần biết để phòng tránh và xử trí kịp thời khi cần thiết.

Phòng khám 43 Nguyễn Khang với hệ thống máy siêu âm hiện đại hàng đầu thế giới giúp phát hiện sớm các trường hợp rau tiền đạo, cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao hỗ trợ trong việc chuẩn đoán chính xác và đưa ra những lời khuyên bổ ích cho mẹ bầu.

 

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua