Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp

15:59 - 04/10/2022 Lượt xem: 407 Tác giả: Thanh Nga

Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc này có thể xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo không nên lạm dụng thuốc quá nhiều, chỉ nên dùng trong các trường hợp thật sự cần thiết.

1. Các loại thuốc tránh thai khẩn cấp

Có 3 loại thuốc tránh thai khẩn cấp chính, có loại cần đơn thuốc và có loại không cần đơn thuốc. Bạn chỉ có thể uống trong giới hạn 1 - 2 viên thuốc tùy thuộc vào hãng thuốc và liều dùng của từng loại thuốc.

  • Levonorgestrel: Levonorgestrel là loại thuốc hormone được sử dụng trong một số biện pháp ngừa thai trong đó có tránh thai khẩn cấp. Thuốc được sử dụng cho mọi đối tượng và sẵn có ở các quầy thuốc như My way, Plan B One-step, Preventeza, Take action.
  • Thuốc tránh thai kết hợp (birth control bills): Thuốc tránh thai kết hợp cũng được sử dụng tránh thai khẩn cấp. Loại thuốc này ít hiệu quả và dễ gây ra triệu chứng buồn nôn hơn thuốc levonorgestrel. Bạn cần uống ít nhất 2 viên thuốc mới có tác dụng tránh thai khẩn cấp. Đây là loại thuốc được kê theo đơn. Vì vậy, bạn cần gặp bác sĩ để chắc chắn dùng đúng liều lượng.
  • Ulipristal: Ulipristal là một bộ điều biến thụ thể progesterone chọn lọc được sử dụng với mục đích tránh thai khẩn cấp (Ella) hoặc điều trị u xơ tử cung (Fibristal). Ella là thuốc tránh thai không chứa nội tiết tố. Thành phần chứa ulipristal, có tác dụng ngăn cản hoạt động của các loại hormone chính cần thiết cho việc thụ thai. Để được sử dụng loại thuốc này, bạn cũng cần đơn thuốc của bác sĩ.

2. Thuốc được dùng chủ yếu trong các trường hợp nào?

Người phụ nữ không sử dụng thuốc tránh thai trước khi quan hệ

Khi thực hiện quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su hoặc có vấn đề khi sử dụng bao cao su như: thủng bao, tuột bao; khi cả hai không mong muốn có con...

3. Những trường hợp không nên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp

 Viên uống tránh thai khẩn cấp không phải phù hợp với tất cả mọi người, hay nói cách khác, không phải ai cũng dùng được viên tránh thai khẩn cấp. Theo đó, với những người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của viên uống tránh thai khẩn cấp không nên sử dụng biện pháp tránh thai này.

Bên cạnh đó, một số phụ nữ được khuyên không nên sử dụng thuốc tránh thai nếu họ có nguy cơ đột quỵ, đau tim, hình thành cục máu đông hoặc các vấn đề khác về tim mạch, tuần hoàn.

Với những người không thuộc đối tượng trên, có thể sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp để phòng mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, không nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp khi phụ nữ đang mang thai vì khi đó, thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ không có tác dụng ngừa thai nữa.

Hoặc với những người thường xuyên quan hệ tình dục, viên uống tránh thai khẩn cấp sẽ không có hiệu quả nếu sử dụng liên tục. Viên uống tránh thai khẩn cấp chỉ nên được dùng với những phụ nữ thỉnh thoảng quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ. Còn với những phụ nữ thường xuyên quan hệ tình dục thì sẽ cần phải dùng các biện pháp tránh thai liên tục, kéo dài.

4. Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Vì là biện pháp tránh thai có tác động tới hormone nên việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể là:

  • Trên hệ tiêu hóa: Có 50% phụ nữ sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp bị buồn nôn và nôn. Số khác có biểu hiện đau bụng, đầy hơi,... Nếu bị nôn ngay sau khi uống thuốc thì chị em cần uống liều khác để thay thế. Còn nếu bị nôn sau 2 giờ uống thuốc thì không cần uống bổ sung liều khác. Giải pháp để khắc phục triệu chứng buồn nôn là nên dùng thuốc cùng với thức ăn hoặc trước khi đi ngủ.
  • Trên hệ thần kinh: Nhức đầu, chóng mặt, loạn thị...
  • Tuyến vú: Căng ngực, đau ngực. Đó là do thuốc giữ nước dưới tác dụng của hormone nữ. Khi thuốc hết tác dụng thì hiện tượng đau, căng ngực sẽ tự động biến mất.
  • Ra máu âm đạo: Có khoảng 50% phụ nữ uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu âm đạo ngoài kỳ kinh nguyệt. Trong hầu hết các trường hợp, phụ nữ không cần quá lo lắng khi có xuất huyết bất thường sau uống thuốc tránh thai khẩn cấp vì trong các viên uống này có chứa progestin hay estrogen – hormone gây ra máu âm đạo. Sau khi kỳ kinh có lại, chị em sẽ không bị xuất huyết bất thường nữa. Tuy nhiên, có những trường hợp chảy máu âm đạo sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp là biểu hiện của nhiều tình trạng bất thường như sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung
  • Căng ngực, đau ngực là tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp
  • Tác dụng phụ không mong muốn khác: Một số trường hợp uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, thay đổi về lượng khí hư, thay đổi tâm trạng hoặc dẫn tới lãnh cảm, không có ham muốn tình dục do lạm dụng thuốc,...

Nếu có mong muốn mang thai thì cần ngừng sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp cho đến khi có kỳ kinh tiếp theo, như vậy sự phát triển của thai nhi sẽ an toàn và khỏe mạnh.

 Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua