Tại sao khi mang thai cần xét nghiệm tuyến giáp

11:48 - 09/01/2023 Lượt xem: 270 Tác giả: Thu Hoàng

Phụ nữ mang thai rất dễ bị rối loạn chức năng tuyến giáp, đặc biệt là tình trạng suy giáp. Bệnh lý tuyến giáp trong thai kỳ rất nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Bệnh lý tuyến giáp nguy hiểm như thế nào và vì sao mẹ cần xét nghiệm tuyến giáp trong thai kỳ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Mẹ bầu bị bệnh lý tuyến giáp nguy hiểm như thế nào?

Mẹ bầu bị bệnh lý tuyến giáp sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm. Trong đó nếu mẹ bị suy giáp thì sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ:

  • Tỷ lệ sảy thai tăng gấp đôi
  • Nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh tăng đến 20%
  • Và 1⁄2 số trẻ sinh ra bị chậm phát triển tâm thần vận động

Khi mẹ bầu bị suy giáp cùng với tình trạng tăng huyết áp sẽ dễ dẫn đến tình trạng sảy thai, thai chết lưu, sinh non, rau bong non, thậm chí vì không đủ hormone cung cấp cho sự phát triển của trẻ sinh ra có thể bị đần độn, trí tuệ chậm phát triển. Phụ nữ có bầu bị cường giáp sẽ gây ra các biến chứng cho thai nhi như sảy thai, thai nhẹ cân, đẻ non, hội chứng tiền sản giật… và đặc biệt nguy hiểm nhất là lên cơn cường giáp lúc sinh sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và bé.

xét nghiệm tuyến giáp

2. Vì sao mẹ cần xét nghiệm tuyến giáp?

3 tháng đầu tuyến giáp chưa hoạt động thai nhi sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormone tuyến giáp của mẹ cung cấp qua nhau thai. Đây là thời kỳ quan trọng để hình thành và phân chia các cơ quan trên cơ thể thai nhi, việc đủ hormone là điều rất quan trọng, điều này đồng nghĩa với việc nếu thai phụ bị các bệnh lý tuyến giáp như suy giáp hay cường giáp sẽ ảnh hưởng đến thai nhi thời kỳ này và có thể gây ra những biến chứng hết sức nguy hiểm cho bé.

Việc sàng lọc và chẩn đoán sớm bệnh lý tuyến giáp ở mẹ bầu sớm nhất trong suốt thời gian mang thai là điều rất tốt và nên thực hiện sớm. Tốt nhất, trước khi có kế hoạch mang thai, phụ nữ cần phải xét nghiệm sàng lọc bệnh tuyến giáp để chắc chắn trong tình trạng bình thường để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu và thai nhi tốt nhất. Khi biết tình trạng và nguy cơ có thể mắc bệnh tuyến giáp, mẹ bầu cần thực hiện điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Với những hậu quả bệnh lý tuyến giáp gây ra tất cả phụ nữ mang thai cần kiểm tra các chức năng tuyến giáp thông qua các xét nghiệm cần thiết, ngay cả khi không có nguy cơ cao mắc bệnh hoặc không có triệu chứng nào. Nếu nghi ngờ có rối loạn hormon tuyến giáp, các bác sĩ chuyên khoa nội tiết có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác như xét nghiệm kháng thể TPO để tầm soát chức năng tuyến giáp. 

xét nghiệm tuyến giáp

3. Ai nên làm xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp

Khuyến cáo tất cả phụ nữ chuẩn bị có ý định có thai hoặc đang có thai làm xét nghiệm chức năng tuyến giáp, đặc biệt những đối tượng sau: 

  • Thai phụ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tuyến giáp và đã được chẩn đoán các bệnh tuyến giáp từ trước như basedow, suy giáp, cường giáp, bướu cổ đơn thuần, bướu nhân tuyến giáp…
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp
  • Thai phụ đã bị bệnh tuyến giáp ở những lần thai trước
  • Thai phụ có tiền sử sản khoa không tốt như sảy thai, lưu thai, sinh non, sinh con dị tật bẩm sinh…
  • Phụ nữ mắc tiểu đường type 1
  • Phụ nữ mắc các bệnh tự nhiễm như lupus, viêm khớp dạng thấp…
  • Phụ nữ đang điều trị suy giáp
  • Phụ nữ có tiền sử đã phẫu thuật cắt tuyến giáp, điều trị phóng xạ cùng cổ, đầu…

Bác sĩ khuyến cáo các đối tượng kể trên cần thực hiện các xét nghiệm sàng lọc bệnh lý tuyến giáp thai kỳ là xét nghiệm TSH (Thyroid-Stimulating Hormone) và FT4 (Free Thyroxine) để đánh giá chức năng tuyến giáp và trong quá trình mang thai, cần được theo dõi thường xuyên.

Bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, tham gia các lớp học tiền sản tại phòng khám bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua