Tại sao khi mang thai lại ra nhiều khí hư?

09:27 - 06/10/2020 Lượt xem: 923

Khí hư ra nhiều trong thời kỳ mang thai gây ra sự lo lắng cho nhiều thai phụ, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Việc vùng kín tiết ra khí hư là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên ở một số trường hợp khi khí hư ra nhiều, thường xuyên và có […]

Khí hư ra nhiều trong thời kỳ mang thai gây ra sự lo lắng cho nhiều thai phụ, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Việc vùng kín tiết ra khí hư là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên ở một số trường hợp khi khí hư ra nhiều, thường xuyên và có màu lạ thì thai phụ cần chú ý hơn và cần đến bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị ổn định, đảm bảo an toàn cho sức khỏe bà bầu và em bé.

1. Tại sao khí hư ra nhiều khi mang thai?

Phụ nữ mang thai sẽ có nhiều thay đổi; các thay đổi này là nguyên nhân dẫn đến việc khí hư ra nhiều trong thời kỳ này. Theo đó, các nguyên nhân dẫn đến ra nhiều khí hư khi mang thai là:

      • Nội tiết tố thay đổi, các hormone thay đổi, khiến cơ thể chưa kịp tiếp nhận và thích nghi, điều này khiến khí hư ra nhiều hơn bình thường là điều hoàn toàn bình thường và các mẹ bầu không cần quá lo lắng
      • Thời gian mang bầu, thai nhi hình thành và phát triển, kích thước thai nhi thay đổi theo thời gian, đồng nghĩa với tử cung, cổ tử cung, các bộ phận khu vực vùng kín cũng có những thay đổi nhất định để thích ứng với sự phát triển của thai nhi, khiến khí hư tiết nhiều hơn để thích hợp điều hòa sự giãn nở của vùng kín và điều hòa âm đạo.
      • Phụ nữ mang thai có nồng độ hormone thay đổi
    • Vì sao khí hư màu trắng
      • Về cuối thai kỳ, phần đầu của bé sẽ bị chèn vào vùng xương chậu nhiều hơn; gây ra hiện tượng khí hư ra càng nhiều hơn. Ở những tuần cuối thai kỳ, khí hư bắt đầu có gồm cả các vết dịch nhầy có lẫn máu. Đây chính là dấu hiệu mẹ bầu cần chú ý vì đó là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu sắp chuyển dạ sinh.

2. Mẹ bầu cần làm gì khi ra nhiều khí hư?

      •  Vệ sinh vùng kín đúng cách thường xuyên, nên thay quần lót ngày 2 lần; sử dụng quần thoáng và thoải mái
      • Không nên thụt rửa âm đạo quá sâu, khiến thay đổi môi trường âm đạo
      • Không nên mặc quần quá chật, bức bối, khó chịu tạo môi trường cho vi khuẩn có hại phát triển
      • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn
      • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc có tính kích thích như quá cay..
  • khí hư
      • Vệ sinh sạch sẽ sau giao hợp
      • Khám phụ khoa định kì để phát hiện bệnh phụ khoa 1 cách sớm nhất

3. Khi nào mẹ bầu nên đi khám?

      • Khí hư có mùi hôi, màu sắc khác thường, kèm theo các cảm giác đau rát; sưng đỏ vùng kín là dấu hiệu của viêm nhiễm âm đạo, cần được đi khám sớm nhất có thể
      • Khí hư có mùi chua, sủi bọt, chuyển màu lạ như màu vàng, màu xanh, xám thì rất có thể chị em đang bị viêm nhiễm hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Kể cả khi chỉ có dấu hiệu về màu mùi khác mà không kèm cảm giác đau; sưng vùng kín thì việc đi khám phụ khoa cũng rất cần thiết
      • Khí hư ra kèm máu rải rác hoặc thường xuyên là tình trạng báo hiệu mang thai ngoài tử cung, hoặc có nguy cơ sảy thai cao. Tuy nhiên ở những tuần cuối thai kỳ, ra kèm vệt máu hồng hoặc đỏ sẫm là báo hiệu của sự chuẩn bị chuyển dạ sinh.

Để đăng ký khám thai, phụ khoa tại phòng khám 43 Nguyễn Khang, quý khách có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

 

Bài viết liên quan

Xét nghiệm phụ khoa và những điều cần biết
Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai