Tầm quan trọng của nhóm máu Rh khi mang thai

12:00 - 22/10/2023 Lượt xem: 243 Tác giả: Thu Hoàng

Mang thai là một giai đoạn đặc biệt và quan trọng trong cuộc đời của mỗi phụ nữ. Trong quá trình mang bầu, có nhiều yếu tố cần được xem xét, và một trong số đó là tầm quan trọng của nhóm máu Rh. Nhóm máu Rh có thể gây ra những tác động đáng kể đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nhóm máu Rh, những vấn đề liên quan đến Rh khi mang thai và lưu ý quan trọng.

1. Nhóm máu Rh là gì?

Ngoài hệ nhóm máu ABO, nhóm máu còn được phân loại theo nhóm máu Rh hay còn gọi là yếu tố rhesus. Đây là loại kháng nguyên khác được tìm thấy trên các tế bào hồng cầu. Nếu các tế bào có kháng nguyên, chúng sẽ được coi là Rh dương. Nếu không có, thì họ được coi là Rh âm. Tùy thuộc vào việc có kháng nguyên Rh hay không, mỗi nhóm máu được viết thêm vào ở đằng sau tên thêm một biểu tượng dương tính hoặc âm tính, ví dụ Nhóm máu A Rh dương tính được viết thành A+.

Rh dương là nhóm máu phổ biến nhất. Có nhóm máu Rh âm không phải là bệnh và thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến thai kỳ của sản phụ và thai nhi, ví dụ mẹ mang Rh âm tính nhưng thai nhi lại mang Rh dương tính thì trong quá trình mang thai, thai phụ cần được theo dõi và chăm sóc đặc biệt do mẹ và thai nhi không tương thích Rh. 

rh

2. Tầm quan trọng của yếu tố Rh khi mang thai

Khi mang thai, các vấn đề có thể xảy ra nếu sản phụ Rh(-) và thai nhi mang Rh(+). Thông thường, máu sản phụ không hòa lẫn với máu của thai nhi trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, một lượng nhỏ máu của em bé có thể tiếp xúc với máu của sản phụ trong khi sinh hoặc nếu sản phụ bị chảy máu hoặc chấn thương bụng khi mang thai. Nếu sản phụ Rh(-) và thai nhi Rh(+), cơ thể của sản phụ có thể tạo ra các protein gọi là kháng thể kháng Rh sau khi tiếp xúc với các tế bào hồng cầu của thai nhi.

Các kháng thể được tạo ra không phải là vấn đề nguy hiểm trong lần mang thai đầu tiên. Mối quan tâm lớn hơn là với lần mang thai tiếp theo của cùng chính sản phụ đó. Nếu thai nhi tiếp theo mang Rh(+) thì các kháng thể Rh này có thể đi qua nhau thai và phá huỷ các tế bào hồng cầu của thai nhi. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu đe dọa tính mạng thai nhi, đây là tình trạng trong đó các tế bào hồng cầu bị phá hủy nhanh hơn khả năng sản xuất hồng cầu của của cơ thể thai nhi, trong khi đó các tế bào hồng cầu đóng vai trò cực kỳ quan trọng để mang oxy đi khắp cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi.

Do đó, sản phụ mang Rh(-) được khuyến cáo nên thực hiện một số xét nghiệm máu khác như xét nghiệm sàng lọc kháng thể trong ba tháng đầu của thai kỳ, trong tuần thứ 28 của thai kỳ và khi sinh. Xét nghiệm sàng lọc kháng thể được sử dụng để phát hiện kháng thể chống lại máu Rh(+). Nếu sản phụ chưa bắt đầu sản xuất kháng thể Rh, có thể sản phụ sẽ cần tiêm một sản phẩm máu có tên là globulin miễn dịch Rh. Globulin miễn dịch ngăn cơ thể sản phụ sản xuất kháng thể Rh trong thai kỳ. Nếu em bé sinh ra mang nhóm máu Rh(-) thì không cần điều trị bổ sung, còn em bé sinh ra là Rh(+), sản phụ sẽ cần một mũi tiêm khác ngay sau khi sinh.

rh

3. Cách phòng tránh tai biến do bất đồng nhóm máu Rh

Đối với các sản phụ lần đầu mang thai nên thực hiện xét nghiệm nhóm máu để phân loại Rh(-) hay Rh(+). Xét nghiệm này thực hiện rất đơn giản và không cần chuẩn bị trước khi thực hiện.

Nếu sản phụ có nhóm máu Rh(+) thì không cần thực hiện điều trị. Tuy nhiên, nếu sản phụ nhóm máu Rh(-) mà thai nhi Rh(+) thì cơ thể sản phụ sẽ tạo ra kháng thể gây hại cho lần mang thai tiếp theo.

Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi, việc dự phòng cho những trường hợp có bất đồng nhóm máu mẹ con là rất quan trọng. Một trong những phương pháp phòng ngừa chủ yếu là tiêm kháng thể anti D. Thuốc này giúp ngăn cản cơ thể sản xuất các kháng thể kháng Rh dương có thể gây tai biến trong những lần mang thai tiếp theo. 

Để đặt lịch khám, tư vấn, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ ZALO: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua