Thiếu vitamin D ở trẻ em có biểu hiện gì?

11:53 - 12/04/2022 Lượt xem: 459 Tác giả: Kim Ngân

Trẻ thiếu vitamin D rất thường gặp nhưng lại rất hay bị bỏ qua do rất khó phát hiện nếu không xét nghiệm máu. Thế nhưng, vẫn có những dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D thường thấy để mẹ dễ nhận biết.

1. Tìm hiểu về vitamin D

Vitamin D là một trong những thành phần dinh dưỡng không thể thiếu đối với con người đặc biệt là trẻ nhỏ. Sự kết hợp hài hòa giữa dinh dưỡng và vitamin sẽ giúp cho cơ thể phát triển một cách toàn diện. Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương thông qua cơ chế phân phối canxi và phospho.

Vitamin D là một loại vitamin đặc biệt bởi nó thuộc nhóm chất tan trong chất béo và cơ thể chúng ta có thể tự tổng hợp được. Trong nhóm vitamin D bao gồm có vitamin D2 và D3, trong đó D3 được biết đến nhiều hơn và có vai trò quan trọng hơn. Vitamin D là một trong những chất có ảnh hưởng tới quá trình phát triển của hệ xương của trẻ nhỏ và điều hòa nồng độ canxi có trong máu luôn ổn định.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vitamin D

Dấu hiệu thiếu vitamin D ở trẻ

  • Thiếu vitamin D là một lý do gây ra bệnh còi xương ở trẻ nhỏ, vì vậy trẻ bị còi xương thì chắc chắn trẻ đang bị thiếu vitamin D một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên không riêng trẻ bị còi xương mà có rất nhiều bé bị béo phì mà vẫn bị thiếu vitamin D.
  • Một trong những dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D sớm nhất là bé bắt đầu xuất hiện các vấn đề nha khoa do xương bị yếu đi. Các bác sĩ còn chỉ ra rằng trẻ bị thiếu vitamin D sẽ dễ bị sâu răng hơn những đứa bé khác.
  • Cơ thể trẻ thiếu Vitamin D hay bị đổ mồ hôi trộm, ngay cả khi trời lạnh thì vẫn bị đổ mồ hôi.
  • Tóc của trẻ không được khỏe, đen mà còn thường xuyên bị rụng tóc và rụng theo hình vành khăn. Đây là một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất ở trẻ.
  • Thóp rộng, chân vòng kiềng.
  • Trẻ thường xuyên biếng ăn, táo bón.
  • Chậm vận động (một số dấu hiệu rõ ràng nhất đó là bé không thể tự bò một mình hoặc bé gặp khó khăn trong việc ngồi dậy. Chân tay của bé mềm nhũn không rõ nguyên nhân do xương phát triển không đúng.)
  • Khi bị nặng hơn thì có thể xương ngực của trẻ bị dị hình.
  • Trẻ chậm bị mọc răng, chậm bò so với trẻ cùng lứa tuổi.
  • Trẻ bị không được thoải mái hay khó chịu, quấy khóc, khi ngủ hay bị giật mình.
  • Nếu nặng, trẻ có thể bị co giật do hạ canxi trong máu.

3. Nguyên nhân trẻ thiếu vitamin D

  • Bạn bị thiếu vitamin D khi mang thai.
  • Bạn bị thiếu vitamin D khi cho con bú.
  • Kéo dài thời gian cho bú mẹ vì cho bú mẹ càng lâu thì lượng vitamin D có trong sữa mẹ càng ít.
  • Do tâm lý của nhiều bậc phụ huynh rằng cơ thể trẻ còn non nớt, cần được bảo vệ, do đó họ luôn cho bé ở trong phòng kín, rất ít khi cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng. Bé luôn được che chắn quá kỹ mỗi khi ra ngoài hoặc bé được thoa quá nhiều kem chống nắng.
  • Bé có làn da sẫm màu. Những em bé có da sẫm màu (da đen) thì khả năng tạo vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ giảm so với người có da sáng màu.
  • Mắc các bệnh liên quan đến việc xử lý vitamin.
  • Bé có chế độ ăn nghiêm ngặt như ăn chay hoặc không ăn cá.

4. Một số giải pháp phòng chống thiếu vitamin D

Giair pháp phòng chống thiếu vitamin D cho trẻ

Thiếu vitamin D có thể dự phòng bằng cách tắm nắng đúng cách, sử dụng chế độ ăn hợp lý, đa dạng, cải thiện bữa ăn gia đình. Biết lựa chọn các thực phẩm giàu canxi, vitamin D. Chế độ ăn cần có đủ chất đạm, vitamin, khoáng chất và đủ dầu mỡ để hỗ trợ hấp thu vitamin D.

Tắm nắng cung cấp 90-95% vitamin D cho cơ thể. Khi tắm nắng cần đội mũ, đeo kính râm để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu. Không sử dụng các loại kem để bôi vào da trong thời gian tắm nắng.

Với bà mẹ mang thai và cho con bú:

  • Cần hoạt động ngoài trời để nhận được ánh nắng mặt trời. Bà mẹ có thai và cho con bú nên tắm nắng (hàng ngày, để lộ chân, tay tiếp xúc ánh nắng mặt trời 15-20 phút vào trước 8 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều).
  • Phải ăn uống đầy đủ. Vào những tháng cuối thai kỳ nên dùng thức ăn có nhiều canxi, vitamin D, phospho. Uống bổ sung vitamin D liều dự phòng theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.

Với trẻ em:

  • Nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ cho bú trong vòng một giờ đầu sau khi sinh, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và tiếp tục cho bú tới 24 tháng.
  • Tránh ăn dặm (ăn bột) quá sớm.
  • Bữa ăn của trẻ đầy đủ, cân đối, phù hợp với nhu cầu của từng lứa tuổi, đặc biệt lưu ý trẻ sinh non, sinh đôi, suy dinh dưỡng…
  • Trẻ cần ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng. Cho trẻ tắm nắng hàng ngay từ tháng đầu sau đẻ, để lộ chân, tay, lưng, bụng, ngực cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thời gian tắm nắng:15-20 phút vào buổi sáng trước 8 giờ hoặc 4-5 giờ chiều.

Tất cả liều lượng vitamin sử dụng cho trẻ đều phải tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa, cha mẹ không tự ý cung cấp vitamin D cho bé.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thời điểm nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa còi xương ở trẻ
Grow baby dạng xịt - Hỗ trợ phát triển chiều cao và trí não cho trẻ
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm miệng
Một số triệu chứng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh