Thủy đậu khi mang thai
09:52 - 16/09/2022 Lượt xem: 604 Tác giả: Thu Hoàng
Bị thủy đậu khi mang thai là mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe người mẹ và cả thai nhi vì có thể gây biến chứng nặng, đặc biệt là Viêm phổi. Nếu bị thủy đậu khi mang thai 3 tháng đầu, virus thủy đậu có thể gây sẩy thai, hay có thể trẻ sẽ bị một số dị tật bẩm sinh khi sinh ra như: bại não, tật đầu nhỏ, co gồng tay chân,… Nếu trong những ngày sắp sinh hay sau sinh, trẻ bị lây bệnh thủy đậu sẽ bị bệnh rất nặng và dễ dẫn đến nhiều biến chứng đặc biệt nguy hiểm.
1. Thủy đậu ở phụ nữ mang thai
Thủy đậu là căn bệnh dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Bình thường, thủy đậu là căn bệnh lành tính và dễ điều trị. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai do khả năng miễn dịch suy giảm nên có thể dẫn đến nhiều biến chứng, đặc biệt là thủy đậu trong 3 tháng đầu thai kì khiến bệnh nhân hết sức lo lắng.
Tại Việt Nam, bệnh thủy đậu có thể xảy ra quanh năm và tập trung nhiều nhất là vào cuối mùa mưa đầu mùa khô. Trong những thời điểm giao mùa, bà bầu nên chú ý chăm sóc sức khỏe cũng như đề phòng bệnh thủy đậu. Không phải bà bầu nào bị thủy đậu cũng phải bỏ thai. Quan trọng là bệnh nhân cần được chăm sóc và điều trị thủy đậu đúng cách để giảm thiểu tối đa biến chứng.
2. Triệu chứng của thủy đậu khi mang thai
Bệnh thủy đậu khi mang thai có thời gian ủ bệnh khoảng 14 - 15 ngày. Sau giai đoạn này, bệnh sẽ phát những triệu chứng rõ rệt.
Biểu hiện ban đầu của bệnh là nổi các mụn nước trên bề mặt da và niêm mạc. Các nốt này mọng nước và gây ngứa rát khắp cơ thể. Thêm vào đó, người bệnh có các biểu hiện như sốt cao, suy nhược và mệt mỏi.
Các nốt thủy đậu ban đầu giống như nổi nốt ban. Chúng mọc rất thưa và thường mọc thành nhiều đợt. Chính vì vậy, ở cùng một vùng da, chúng ta sẽ thấy nhiều nốt thủy đậu với các kích thước khác nhau, nốt to, nốt nhỏ, nốt đỏ, nốt đã đóng vảy.
Trường hợp nốt thủy đậu bị bội nhiễm vi khuẩn, chúng sẽ làm mủ, sưng to và rất ngứa rát. Nếu gãi sẽ bị trầy da và dễ để lại sẹo sâu.
Nhìn chung, khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh thường tiến triển lành tính: các nốt thường thưa. Đến ngày thứ 4 hoặc ngày thứ 6, nốt đậu đóng vảy, vảy có màu nâu sẫm. Một tuần sau vảy bong và không để lại sẹo. Bệnh khỏi.
Những trường hợp nặng, thủy đậu mọc dày chi chít; mọc cả ở niêm mạc miệng, kết mạc mắt rồi vỡ ngay. Người lớn cũng mắc, bệnh thường nặng: người bệnh thường sốt cao 39 - 40 độ C, có người còn trằn trọc, mê sảng; nốt phỏng dày hơn có khi có máu.
3. Ảnh hưởng của thủy đậu đến thai kỳ như thế nào?
Bị thủy đậu trong thời kì mang thai khá nguy hiểm, đặc biệt, nếu bà bầu bị thủy đậu trong 3 tháng đầu thai kỳ thì nên hết sức thận trọng, theo dõi chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Ảnh hưởng của thủy đậu tới thai ỳ hay với trẻ sơ sinh tùy thuộc vào tuần thai ẹ bầu bị nhiễm thủy đậu. Một số dị tật ở trẻ sơ sinh nếu người mẹ mắc thủy đậu khi mang thai:
- Sẹo
- Vấn đề với cơ bắp và xương
- Teo cơ, co giật, biến dạng chi
- Mù
- Động kinh
- Vấn đề về nhận thức, chậm phát triển
- Microcephaly - Đây là một khuyết tật bẩm sinh trong đó đầu của em bé nhỏ hơn dự kiến, so với những em bé cùng giới tính và cùng tuổi.
- Biến chứng viêm phổi, viêm não
4. Khi mang thai bị thủy đậu nên ăn gì và kiêng gì?
Mẹ bầu nên ăn
Để bệnh mau lành, mẹ bầu nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm dưới đây:
- Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như các loại quả: cam, chanh, bưởi, kiwi, lê, dưa hấu, dưa leo,... để tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, tái tạo sản sinh ra lượng collagen, phòng ngừa sẹo lõm do bệnh thủy đậu gây ra.
- Các món ăn bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh như: Cháo đậu đỏ ý dĩ, cháo đậu xanh thịt heo, các loại canh thanh nhiệt và các loại nước uống như rau sam, kim ngân hoa, nước tam đậu cam thảo.
Sau khi bệnh thủy đậu được điều trị và khỏi hẳn, các vết thương bắt đầu lên da non thì người bệnh nên sử dụng nghệ tươi để điều trị sẹo thủy đậu.
Cách làm nghệ chữa sẹo thủy đậu: Rửa sạch nghệ và cạo nhẹ lớp vỏ bên ngoài, giã nhỏ và vắt lấy nước cốt, người bệnh thoa nước cốt nghệ xung quanh các vết sẹo mỗi ngày trước khi đi ngủ, để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau, tiếp tục kiên trì bôi các lớp khác đến khi khỏi hẳn.
Mẹ bầu nên kiêng
Bên cạnh việc sử dụng các thực phẩm lành tính, bà bầu cũng nên kiêng sử dụng các loại thực phẩm ảnh hưởng xấu đến sự tiến triển của bệnh:
- Ăn ít chất đạm, cứng, dai gây khó tiêu
- Tránh các loại gia vị cay nóng như: tỏi ớt, gừng, hạt tiêu, cà ri, mù tạt,....
- Không ăn các loại thịt như thịt chó, thịt dê, các loại gia cầm hải sản như tôm, sò, ốc, ngao.
- Kiêng các loại quả có tính nóng như vải, nhãn, mận, xoài, mít
- Không sử dụng nhục quế vì vị thuốc này có tính đại nhiệt, thuần dương, tác dụng ôn nhiệt trợ hỏa nên rất nguy hiểm cho bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu.
5. Điều trị thủy đậu khi mang thai
Việc điều trị bệnh thủy đậu cho bà bầu cần có sự tư vấn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị. Mẹ bầu cần chú ý:
- Nghỉ ngơi thường xuyên
- Uống nhiều nước
- Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo đậu xanh, cháo củ năng kết hợp với ý dĩ, lá tre non, cháo gạo lứt, măng tây, chuối, đậu xanh, đậu đỏ, khoai tây, cà rốt, các loại rau
- Giữ vệ sinh thân thể, tránh làm vỡ những bóng nước vì có nguy cơ bội nhiễm.
- Sử dụng thuốc điều trị theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
- Nếu bệnh thủy đậu diễn tiến nặng có nguy cơ viêm phổi nên bạn cần phải nhập viện và điều trị với thuốc chống virus cao hơn thông qua đường tĩnh mạch.
6. Phòng ngừa thủy đậu khi mang thai
Để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu khi mang thai, chị em phụ nữ nên lưu ý:
- Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.
- Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cơ thể sạch sẽ
- Sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.
- Tiêm phòng thủy đậu trước khi có thai.
- Thăm khám với bác sĩ ngay khi nghi ngờ hoặc có dấu hiệu bị thủy đậu khi mang thai.
Thủy đậu trong thời gian mang thai rất nguy hiểm, vì vậy, ngay khi có biểu hiện thủy đậu, thai phụ không nên chủ quan mà cần thăm khám với bác sĩ sớm nhất có thể.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.