Tiêu chảy khi mang thai - Mẹ bầu chớ coi thường

15:17 - 07/09/2022 Lượt xem: 344 Tác giả: Thu Hoàng

Trong thời kỳ mang thai, hệ tiêu hóa yếu hơn nên việc tiêu thụ thức ăn gặp nhiều khó khăn. Chỉ cần thức ăn “lạ” thì cơ thể sẽ có phản ứng ngay bằng các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, trong đó có tiêu chảy. Vậy nguyên nhân gây tiêu chảy là gì? Tình trạng này có nguy hiểm đến thai không ? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân gây tiêu chảy khi mang thai

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn đường ruột với biểu hiện là đi ngoài, phân lỏng liên tục (hơn 3 lần/ngày) và kéo dài. Nguyên nhân có thể do:

  • Virus, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột gây bệnh
  • Nhiễm ký sinh trùng gây bệnh đường tiêu hóa
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Viêm dạ dày ruột cấp tính do virus
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Tác dụng phụ của một số thuốc
  • Mắc bệnh viêm loét dạ dày, bệnh Crohn, bệnh Celiac

Và một nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tiêu chảy khi mang thai đó là do có sự thay đổi hormone trong cơ thể người mẹ. Nếu hormone này khiến hệ thống tiêu hóa làm việc nhanh hơn thì có nguy cơ gây nên bệnh tiêu chảy.

tiêu chảy khi mang thai

2. Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị tiêu chảy đi ngoài nhiều, có thể kèm nôn mửa làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất nước và suy kiệt rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra sốc mất nước và nhiều nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

Các triệu chứng đau bụng tiêu do tiêu chảy thường gặp như đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi có thể đau dữ dội và mỗi cơn đau lại mót đi ngoài phân lỏng. Điều đáng lo ngại nhất là các cơn đau bụng có thể kích thích tử cung co bóp, đe dọa sự an toàn của thai nhi.

Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém hơn nên mắc tiêu chảy nặng hơn các trường hợp bình thường, do đó, mức độ nguy hiểm cao hơn. Ngoài tác hại lên cơ thể mẹ, thai nhi trong bụng cũng chịu ảnh hưởng nếu mẹ bị tiêu chảy khi mang thai. Người mẹ bị mệt, kém ăn, suy kiệt có thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển và nặng hơn nữa có thể làm thai chết lưu trong bụng mẹ.

Như vậy, trong trường hợp tiêu chảy khi mang thai, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Nhiều trường hợp do cấp cứu muộn, phải dùng nhiều thuốc, kháng sinh để điều trị có thể khiến mẹ bị sảy thai, hoặc nguy cơ để lại dị tật cho thai nhi cũng cao hơn nhiều so với bình thường.

3. Phương pháp điều trị tiêu chảy khi mang thai

Tiêu chảy khi mang thai không thể coi thường, cần đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng và đủ thời gian cho nhanh khỏi bệnh.

Đặc biệt, mẹ bầu không nên tự mình mua thuốc uống hoặc dùng thuốc do mách bảo của những người không có chuyên môn vì nhiều loại thuốc điều trị tiêu chảy có thể gây hại cho thai.

tiêu chảy khi mang thai

Bổ sung nước và điện giải: Đây là nguyên tắc điều trị tiêu chảy khi mang thai đầu tiên mà bất kỳ ai cũng phải thực hiện, kể cả bà bầu vì khi bị tiêu chảy, cơ thể mất rất nhiều nước, nếu không bù nước sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Mẹ bầu có thể bổ sung nước bằng việc uống nước lọc hoặc một số loại nước tốt cho hệ tiêu hóa như trà gừng, nước mật ong, thêm tinh dầu bạc hà vào nước uống.

Mẹ nên ngừng uống các loại nước ép hoặc đồ uống có sữa, đường vì nó có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn.

Kiêng đồ chiên, nhiều dầu các món chiên tuy ngon miệng nhưng lại không hề tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là khi mẹ bầu đang bị tiêu chảy thì tuyệt đối nên tránh xa những loại thực phẩm này.

Nếu tình trạng tiêu chảy khi mang thai diễn biến ngày một nặng và không tự khỏi được, mẹ hãy đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ hướng dẫn và kê đơn thuốc phù hợp cho mẹ để giúp chấm dứt tình trạng tiêu chảy trong thời gian ngắn nhất.

4. Phòng ngừa tiêu chảy khi mang thai

Một số biện pháp có thể giúp mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ bị tiêu chảy khi mang thai:

  • Ăn uống an toàn, vệ sinh: Bà bầu cần thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn các loại rau sống chưa rửa sạch, tuyệt đối không ăn gỏi, tiết canh hay thịt tái sống... Hạn chế ăn uống ở hàng quán khi chưa thật sự tin cậy về khâu chế biến thực phẩm có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay không.
  • Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép.
  • Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc hoặc các thực phẩm từng khiến mẹ bầu bị đau bụng, tiêu chảy.
  • Hạn chế ăn những nhóm thực phẩm nhiều gia vị, chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, hoặc những loại thức ăn có nguy cơ gây tiêu chảy như cá biển, tôm,…. và những thực phẩm đã từng khiến mẹ bầu bị đau bụng hay tiêu chảy.
  • Sữa chua: đây là thực phẩm khá tốt cho sức khỏe và có thể giúp mẹ bầu đẩy lùi tiêu chảy.

Trường hợp tiêu chảy ở bà bầu kéo dài kèm các triệu chứng mệt mỏi khác, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua