Tiêu chảy là gì ? Mang thai bị tiêu chảy có nguy hiểm không ?

06:08 - 06/06/2020 Lượt xem: 446

Tiêu chảy hay táo bón là những bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp trong quá trình mang thai. Tình trạng này kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.  1. Tiêu chảy là gì ? Phân bình […]

Tiêu chảy hay táo bón là những bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp trong quá trình mang thai. Tình trạng này kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

1. Tiêu chảy là gì ?

Phân bình thường chứa một lượng nước bằng 80% trọng lượng phân;  80-85% là phân nhão, chứa trên 85% là phân lỏng, chứa dưới 75% là phân táo. Lượng phân thường mỗi ngày là khoảng 200-300g.

Tiêu chảy được đặc trưng bởi số lần đi ngoài nhiều hơn với lượng nước nhiều hơn trong phân. Nhưng trong bệnh Sprue, một bệnh được coi là ỉa chảy thực sự, có thể chỉ đi ngoài 1-2 lần / ngày. Như vậy tốc độ vận chuyển là yếu tố quan trọng hơn số lần đi ngoài. Do đó Roux đã định nghĩa: ỉa chảy là một hội chứng đặc trưng bởi sự tống phân nhanh và phân nhiều nước; gần đây người ta thêm yếu tố khối lượng phân nhiều trên 300g/ ngày.

2. Nguyên nhân gây tiêu chảy khi mang thai?

Những thay đổi nội tiết tố, thay đổi chế độ ăn hay tâm lý lo lắng, căng thẳng trong thai kỳ có thể gây ra những vấn đề tiêu hóa như táo bón hay tiêu chảy. Nhưng tiêu chảy không phải luôn có nguyên nhân liên quan trực tiếp đến thai kỳ.

Cũng giống như khi không mang thai, bạn có thể bị tiêu chảy do bệnh hoặc do thức ăn mình đã tiêu thụ. Các nguyên nhân tiêu chảy có thể bao gồm:

      • Virus dạ dày hoặc ngộ độc thực phẩm, chẳng hạn như listeriosis
      • Một số loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng axit. Một số mẹ bầu thậm chí còn thấy rằng loại vitamin tiền sản họ sử dụng khiến họ bị tiêu chảy; và hiện tượng này ngưng lại khi họ đổi sang nhãn hiệu khác.
      • Các sản phẩm sữa (nếu bạn không dung nạp đường sữa).
      • Các vấn đề về tiêu hóa do hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh viêm ruột.

3. Triệu chứng thường gặp

Tùy vào nguyên nhân mà tình trạng tiêu chảy ở bà bầu có thể kéo dài từ 1 – 10 ngày. Các triệu chứng thường gặp là:

      • Đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi đau dữ dội.
      • Đi ngoài phân lỏng.
      • Đi ngoài nhiều lần có thể làm người mẹ bị nôn mửa, kiệt sức, mệt mỏi.

Tình trạng này nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho mẹ và em bé trong bụng.

4. Mang thai bị tiêu chảy thì có nguy hiểm không ?

Bệnh nhân tiêu chảy thường có kèm theo nôn mửa. Đặc biệt là tiêu chảy do vi khuẩn tả hoặc Rota virus. Đi lỏng và nôn mửa quá nhiều làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất nước và suy kiệt rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra sốc mất nước và nhiều nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

Các triệu chứng đau bụng tiêu do tiêu chảy thường gặp như đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi có thể đau dữ dội và mỗi cơn đau lại mót đi ngoài phân lỏng. Điều đáng lo ngại nhất là các cơn đau bụng có thể kích thích tử cung co bóp, đe dọa sự an toàn của thai nhi.

Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém hơn nên mắc tiêu chảy nặng hơn các trường hợp bình thường, do đó, mức độ nguy hiểm cao hơn. Ngoài tác hại lên cơ thể mẹ; thai nhi trong bụng cũng chịu ảnh hưởng nếu mẹ bị tiêu chảy khi mang thai. Người mẹ bị mệt, kém ăn, suy kiệt có thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng; chậm phát triển và nặng hơn nữa có thể làm thai chết lưu trong bụng mẹ.

Như vậy, trong trường hợp tiêu chảy khi mang thai, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Nhiều trường hợp do cấp cứu muộn, phải dùng nhiều thuốc, kháng sinh để điều trị có thể khiến mẹ bị sảy thai, hoặc nguy cơ để lại dị tật cho thai nhi cũng cao hơn nhiều so với bình thường.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua