TIỂU ĐƯỜNG THAI KÌ VÀ CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN

03:47 - 05/03/2020 Lượt xem: 1977

Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý mẹ bầu dễ mắc phải khi mang thai do chế độ ăn không được kiểm soát, do rối loạn chuyển hóa khi mang thai. Nếu tình trạng này không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây hậu quả vô cùng nghiệm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Sau đây là những lời chia sẻ của bác sĩ Hoàng Ngọc Hùng – Chuyên khoa sản phụ khoa – PK 43 Nguyễn Khang.

1. Những ai cần làm tiểu đường thai kì ?

Tất nhiên là tất cả các mẹ bầu nên làm tiểu đường thai kì
– Có trường hợp nào phải làm tiểu đường thai kì sớm hơn không ? : Câu trả lời là có nhé , những trường hợp sau đây thì nên được làm sớm:

  • Gia đình có người bị tiểu đường.
  • Bị tiểu đường ở những lần thai kì trước.
  • Có tiền sử sinh con to ( > 3800 gr) , sinh con dị tật bẩm sinh ở hệ thần kinh , tim , cơ xương .
  • Tiền sử thai lưu ( mất tim thai ở 3 tháng cuối ).
  • Bị sảy thai liên tiếp hoặc chết lưu không rõ lý do.
  • Bị tiền sản giật , sản giật ở những lần mang thai trước.
  • Lần mang thai này có những triệu chứng như uống nhiều, tiểu nhiều , nước tiểu có đường , bị nhiễm nấm tái phát nhiều lần.
  • Mẹ béo phì , tăng cân nhiều ( trên 20kg / 3 tháng ).
  • Thai to, ối nhiều.

– Để sàng lọc tiểu đường tốt nhất : Ở lần khám thai đầu tiên các mẹ bầu nên xét nghiệm đường lúc đói trước; nếu cao thì sẽ được làm nghiệm pháp đường sớm; còn nếu bình thường và không có yếu tố nguy cơ cao thì tuần 24-28 sẽ làm nghiệm pháp đường .

2. Những câu hỏi liên quan đến xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

tiểu đường thai kỳ và các câu hỏi liên quan
Xét nghiệm nghiệm pháp dung nạp đường tầm soát bệnh lý tiểu đường thai kỳ
  • Làm xét nghiệm tiểu đường thai kì vào lúc nào ?: Làm trong khoảng từ 24-28 tuần
  • Cần chuẩn bị gì để làm xét nghiệm tiểu đường tốt nhất : 3 ngày trước làm tiểu đường bạn nên ăn đồ ngọt và tinh bột vừa phải; tối hôm trước khi làm đường từ 10h tối ko ăn gì nữa. và một điều nữa là bạn nên đi sớm tầm khoảng 7 đến 8h sáng để làm, xong sớm để còn đi ăn không đói đấy.
  • Làm mình xét nghiệm đường lúc đói có chẩn đoán được tiểu đường thai kì không ? : Không đủ để chẩn đoán tiểu đường thai kì vì đa số các mẹ bầu tăng chỉ số sau khi uống nước đường.
  • Xét nghiệm tiểu đường thai kì là thế nào ?: mẹ bầu sẽ được uống một cốc nước đường và lấy máu 3 lần làm xét nghiệm.
  •  Nếu 24 đến 28 tuần không làm tiểu đường thì các tuần sau có làm được nữa không: Nếu sau 28 tuần bạn chưa làm thì nên làm sớm nhất có thể nhé , hoặc nếu thai to rồi bạn có thể thử luôn chế độ ăn nhé.
  • Nếu uống nước đường xong chưa lấy máu đủ 2 lần mà bị nôn thì làm thế nào : Nếu bị nôn thì sẽ hẹn bạn làm lại vào 1 hôm khác. Lần sau bạn uống xong có thể đi ra ngoài cho thoải mái, cứ đúng giờ vào lấy máu là được. Nếu vẫn bị nôn thì chắc phải chuyển sang thử chế độ ăn nếu bác sĩ thấy bạn có dấu hiệu nghi ngờ tiểu đường

3. Quy trình làm xét nghiệm nghiệm pháp dung nạp đường

Quy trình làm nghiệm pháp đường tầm soát tiểu đường thai kỳ: Mẹ bầu đến sẽ được lấy máu trước, sau đó uống 75gr đường pha trong 200ml nước lọc , sau uống 1h lấy máu, sau uống 2h lại lấy máu lần nữa, nên uống hết cốc nước đường trong vòng 3-5p; uống xong ngọt quá bạn vẫn có thể uống thêm một chút nước lọc nhé. Trong quá trình làm ko được ăn gì hay uống đồ ngọt .

3. Câu hỏi liên quan đến kết quả nghiệm pháp dung nạp đường

  • Tăng chỉ số nào thì bị dương tính hay gọi là tiểu đường thai kỳ ? : chỉ cần 1 chỉ số vượt qua mức tiêu chuẩn thì gọi là dương tính hay bị rồi nhé.
  •  Kết quả như thế nào thì bị tiểu đường thai kì nặng hay nhẹ ? : Đánh giá nặng hay nhẹ nó tùy vào mức tăng của bạn và các bệnh lý kèm theo , còn phụ thuộc vào lần kiểm tra sau bạn đã đưa mức đường trong máu về tiêu chuẩn hay chưa. Cái này bác sĩ sẽ đánh giá cho bạn nhé .
  • Nếu bị dương tính thì lần kiểm tra sau có phải uống lại nước đường không ? : Lần sau không phải uống nước đường nữa mà bạn chỉ cần thử chế độ ăn thôi nhé .
  •  Làm tiểu đường tuần 24-28 bình thường thì có phải làm lại ở các tuần lớn hơn không ? : Nếu bình thường thì bạn có thể yên tâm nhé; tuy nhiên nếu quá trình sau đó bạn ăn uống ko hợp lý bạn vẫn có thể bị nhé; trong quá trình khám thai sau nếu nghi ngờ bác sĩ vẫn sẽ cho bạn thử lại chế độ ăn để xem bạn kiểm soát đường trong máu có ổn không nhé .

Thuốc insulin dùng trong điều trị bệnh tiểu đường

  • Bị tiểu đường thai kì có phải điều trị thuốc không ? : Có hơn 80 % các mẹ bị tiểu đường thai kì chỉ cần thay đổi chế độ ăn hợp lý thì sẽ ổn định ( hay có thể nói là tạm khỏi ); số còn lại thì sẽ phải tiêm insulin nhé.
  • Kiểm tra lại sau bao lâu nếu bị ?: Thường sẽ cho các mẹ bầu về điều chỉnh chế độ ăn và kiểm tra lại sau 2 tuần.

4. Hậu quả của tiểu đường là gì?

Ảnh hưởng lên mẹ

  • Cái hay gặp của tiểu đường là con to và ối nhiều -> tử cung to nhanh -> bụng hay căng tức khó chịu; nằm có thể làm cho mẹ khó thở , tăng khả năng sinh sớm.
  • Con to tăng khả năng sinh mổ , sinh thường có thể khó sinh; gây chuyển dạ kéo dài, rách tầng sinh môn âm hộ âm đạo của mẹ nhiều.
  • Mẹ dễ bị nhiễm nấm , nhiễm khuẩn hơn.
  • Cả mẹ và bé có một tỉ lệ nhỏ về sau có thể bị tiểu đường mạn tính.
  • Mẹ bị băng huyết sau sinh do đa ối tử cung căng dẵn quá mức trong thời gian dài.
  • Tăng nguy cơ tiền sản giật- sản giật gấp 4 lần.

Ảnh hưởng lên con

  • Thai to : sinh khó và gây tai biến lúc sinh : trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rồi thần kinh cánh tay
  • Phổi của thai có thể chậm trưởng thành hơn so với các thai khác ->suy hô hấp.
  • Bé có thể bị hạ đường huyết sau sinh.
  • Trường hợp tiểu đường rất nặng bé có thể bị chết lưu trong bung mẹ ở những tuần thai lớn ( 3 tháng cuối ).

5. Bị tiểu đường nên ăn uống thế nào ?

 

Mỗi bà mẹ sẽ được phát 1 tờ giấy hướng dẫn chế độ ăn và sinh hoạt, nhưng những điều cơ bản cần nhớ là:

Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày ( ăn 5 đến 6 lần / ngày ),  không nên ăn quá no 1 lần; ăn ít đồ ngọt và tinh bột,  ăn nhiều rau xanh, chọn những hoa quả ít ngọt;  tập thể dục ( đi bộ , bơi, tập yoga ) nhẹ nhàng ( tập 2 đến 3 lần / ngày , mỗi lần 10p ).

6. Triệu chứng trẻ bị hạ đường huyết sau sinh là gì :

  • Khóc thét , bứt rứt, run rẩy, co giật.
  • Giảm trương lực cơ, mềm nhũn , lơ mơ.
  • Cơn ngưng thở, tím tái , rên rỉ , thở nhanh.
  • Hạ thân nhiệt, ra mồ hôi.
  • Không bú.
  • Tim nhanh.

7. Mẹ bị tiểu đường thì khám thai thế nào :

Trước 32 tuần thì khám thai bình thường trừ những trường hợp cụ thể , từ 32 tuần có khác chút là :

  •  Nếu mẹ không phải tiêm insulin thì 32-36w : Chạy monitoring và siêu âm Doppler 2 tuần 1 lần;  sau 36w thì 1 tuần 1 lần, từ 38-40w thì 2 lần/ 1 tuần.
  •  Nếu mẹ tiêm insulin thì từ 32w chạy monitoring và siêu âm Doppler 1 tuần/ 1 lần; sau 34w thì 1 tuần 2 lần. đến 38w thì cho thai ra .

Bị tiểu đường thai kì sau sinh có cần kiểm tra lại không? : Sau sinh 6 tháng bạn nên đi kiểm tra lại nhé.

Trên đây là các câu hỏi các mẹ bầu hay hỏi về tiểu đường thai kỳ. Tùy từng mẹ bầu cụ thể mà bác sĩ sẽ có những hướng dẫn và những chỉ định riêng biệt.

Để đặt lịch khám nhanh chóng và thuận tiện, mẹ bầu có thể đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN

hoặc Zalo: 0342318318, Facebook: https://www.facebook.com/san43nguyenkhang.vn

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua