Tìm hiểu về Acid uric máu

09:24 - 20/07/2020 Lượt xem: 440

1. Acid uric máu là gì? Trong cơ thể người, Acid uric máu có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh. Khi các tế bào bị chết đi thì nhân của chúng sẽ bị phá hủy và chuyển hóa thành Acid uric nguồn gốc nội sinh. Mặt khác, những Acid uric là sản phẩm chuyển […]

1. Acid uric máu là gì?

Trong cơ thể người, Acid uric máu có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh. Khi các tế bào bị chết đi thì nhân của chúng sẽ bị phá hủy và chuyển hóa thành Acid uric nguồn gốc nội sinh. Mặt khác, những Acid uric là sản phẩm chuyển hóa các chất đạm được tìm thấy ở trong nhiều thực phẩm như phủ tạng động vật, đậu Hà Lan, cá biển hoặc những đồ uống có cồn như rượu, bia… thì có nguồn gốc ngoại sinh.

Mỗi ngày, lượng Acid uric dư thừa sẽ được đào thải ra bên ngoài cơ thể qua đường nước tiểu (khoảng 80%) và 20% qua đường tiêu hóa và mồ hôi.

2. Acid uric có tác dụng gì đối với cơ thể

Tác dụng của Acid uric đối với cơ thể

Chỉ số acid uric trong máu có khả năng quyết định chẩn đoán về bệnh gout mà bệnh nhân có mắc phải hay không, phản ảnh rõ mức độ nghiêm trọng người bệnh đang ở giai đoạn nào.

Vai trò của acid uric máu cũng được thể hiện trong việc sử dụng để theo dõi nồng độ acid uric ở người đang trải qua hóa trị hoặc xạ trị cho bệnh nhân ung thư và theo dõi nguy cơ lắng đọng urat tại thận và nguy cơ gây suy thận…

3. Chỉ số bình thường của Acid uric

Nồng độ Axit uric trong máu ở nam là 5.1 ± 1.0 mg/dl (420 μmol/lít) nữ 4.0 ± 1mg/dl (360 μmol/lít)

Tổng lượng Axit uric trong cơ thể ở nam là khoảng 1200mg, ở nữ là khoảng 600mg

Chỉ số axit uric tốt nhất cho cơ thể là ở mức dưới 6 mg/dl sẽ tránh được nguy cơ mắc bệnh gout. Nồng độ axit uric ở mức 6 -7 mg/dl là chỉ số an toàn bình thường.

4. Các phương pháp chẩn đoán bệnh tăng Acid uric máu

Phương pháp chẩn đoán Acid uric máu

      • Xét nghiệm: acid uric máu. Gọi là tăng acid uric máu khi nồng độ acid uric ở nam trên 7mg/dl (420 µmol/L), ở nữ trên 6mg/dl (360 µmol/L)
      • Các xét nghiệm khác: chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu để tìm biến chứng thận của bệnh
      • Chọc dịch khớp nếu tràn dịch tìm tinh thể urat để chẩn đoán bệnh gút
      • X-quang khớp bị đau để tìm tổn thương khớp mạn tính

5. Làm sao để duy trì chỉ số Acid uric máu ở mức ổn định

Tăng Acid uric làm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, việc thực hiện chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý giúp ổn định chỉ số này là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số chú ý:

      • Chế độ ăn lành mạnh: nhiều rau xanh, ít mỡ động vật; giảm thức ăn chứa nhiều purin nếu bị tăng acid uric máu
      • Tập luyện thể dục đều đặn: ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần
      • Không dùng các thuốc bừa bãi, nếu cần dùng thuốc kéo dài, phải dùng theo chỉ định của bác sĩ
      • Hạn chế rượu bia

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua