Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe ?

05:01 - 30/06/2020 Lượt xem: 207

Trầm cảm sau khi sinh là một dạng bệnh lý về cảm xúc, các biểu hiện ban đầu của bệnh thường không được những mọi người trong gia đình lưu tâm tới. Chỉ đến khi bệnh trở nên trầm trọng hơn người ta mới nghĩ lại về những dấu hiệu gợi báo ban đầu. Bệnh […]

Trầm cảm sau khi sinh là một dạng bệnh lý về cảm xúc, các biểu hiện ban đầu của bệnh thường không được những mọi người trong gia đình lưu tâm tới. Chỉ đến khi bệnh trở nên trầm trọng hơn người ta mới nghĩ lại về những dấu hiệu gợi báo ban đầu. Bệnh trầm cảm nếu không được phát hiện hoặc phát hiện muộn sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của người bệnh.

1. Ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh đến sức khỏe

Ảnh hưởng đến bản thân người mẹ

      • Thể chất: sụt cân, suy dinh dưỡng.
      • Tinh thần: suy nhược thần kinh, hoang tưởng, hành vi nguy hiểm.

Trầm cảm

Ảnh hưởng đến người thân

      • Nhẹ: Chồng và con không được chăm sóc tốt. Gia đình không được vui vẻ.
      • Nặng: Người bị trầm cảm sau sinh có ý nghĩ hay hành vi tự tử (41.2%). Một số người rối loạn tâm thần, luôn có cảm giác bị hại nên tìm cách trả thù hay đối phó. Có những bà mẹ nghĩ con mình bị ma quỉ nhập nên tìm cách trừ tà, như vậy rất nguy hiểm đến tính mạng của bé. Ngay cả những người thân khác trong gia đình cũng vậy, có khi bà mẹ mang dao đâm người thân chỉ vì hoang tưởng bị hại.

2. Làm sao để nhận biết trầm cảm sau sinh ?

Một số dấu hiệu giúp nhận biết sớm trầm cảm sau sinh như:

      • Tâm trạng buồn bã
      • Giảm hứng thú hoạt động
      • Cảm thấy vô dụng hay tội lỗi
      • Khó tập trung hoặc không quyết đoán
      • Thường nghĩ đến cái chết và tự tử
      • Thay đổi khẩu vị và tăng hoặc giảm cân
      • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
      • Suy nghĩ, hành động, phản ứng chậm
      • Mệt mỏi, thiếu sinh lực
      • Mật hứng thú với mọi thứ xung quanh kể cả tình dục

3. Khi nào cần đi khám ?

 

Trầm cảm sau sinh nếu không được điều trị có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Bà mẹ mới sinh sẽ cần tới tham khám bác sĩ khi:

      • Các triệu chứng tồn tại dai dẳng trên 2 tuần
      • Không thể làm các hoạt động bình thường
      • Không thể giải quyết. đối phó với các tình huống thường nhật
      • Có ý nghĩ làm tổn thương bản thân hoặc con
      • Cảm thấy thực sự lo lắng, sợ hãi và hoảng loạn hầu như cả ngày.

4. Bệnh trầm cảm sau sinh có điều trị được không ?

Tin tốt là trầm cảm sau sinh có thể điều trị được. Quá trình điều trị khác nhau phụ thuộc dạng và mức độ nặng của bệnh. Các lựa chọn điều trị gồm thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm và trị liệu tâm lý.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua