Trầm cảm sau sinh kéo dài trong thời gian bao lâu ?

03:23 - 30/06/2020 Lượt xem: 499

Theo một thống kê cho thấy tỷ lệ phụ nữ mắc trầm cảm khoảng 3 tháng đầu sau khi sinh chiếm 15%. Những người bị trầm cảm trong 12 tháng sau khi sinh là 15 -25%. Vậy trầm cảm là bệnh gì ? và nó kéo dài trong thời gian bao lâu ? 1. Trầm […]

Theo một thống kê cho thấy tỷ lệ phụ nữ mắc trầm cảm khoảng 3 tháng đầu sau khi sinh chiếm 15%. Những người bị trầm cảm trong 12 tháng sau khi sinh là 15 -25%. Vậy trầm cảm là bệnh gì ? và nó kéo dài trong thời gian bao lâu ?

1. Trầm cảm sau sinh là bệnh gì ?

Trầm cảm sau khi sinh thường là một triệu chứng mang tính chất tạm thời nó sẽ qua đi trong vòng một vài tháng đầu tiên. Nhiều chị em cảm thấy khó khăn trong việc chia sẻ và nói ra cảm xúc của mình hoặc không nhận được sự quan tâm của người thân nên khiến cho bệnh tình trở nên dai dẳng hơn; thậm chí có thể không tự hết nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

2. Trầm cảm sau sinh có thường gặp không?

Hầu hết các bà mẹ mới sinh đều trải qua hội chứng “ baby blues” – trạng thái khóc lóc, ủ rũ- sau khi sinh. Khoảng 1/10 bà mẹ sẽ phát triển thành trầm cảm nặng hơn, kéo dài hơn sau khi sinh. Khoảng 1/1000 bà mẹ sẽ phát triển thành một dạng trầm trọng hơn gọi là rối loạn tâm thần sau sinh.

3. Trầm cảm sau sinh kéo dài trong bao lâu ?

Chứng trầm cảm sau khi sinh có thể chia làm 3 giai đoạn sau:

      • Giai đoạn 1:

Đây là giai đoạn đầu nên những biểu hiện của người bệnh thường không nhiều, họ thấy không còn hứng thú với những gì trước đây mình thích như món ăn từng yêu thích; chương trình ti vi hay xem trước kia…Họ sẽ cho rằng mình không phải đang mắc bệnh; nhưng luôn thấy cuộc sống nhạt nhẽo; có thể buồn vui thát thường, dễ cáu gắt, khó đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, có người sẽ chán ăn hoặc ăn rất nhiều. Họ chỉ cảm thấy thoải mái khi được ở một mình.

Những biểu hiện này kéo dài và dần biến mất sau khoảng 2 tuần mà thường không cần điều trị gì đặc biệt, chỉ cần tới sự quan tâm, an ủi của người thân thì cảm xúc sẽ nhanh chóng quay về trạng thái bình thường.

      • Giai đoạn 2:

Ở trạng thái này, những cảm xúc tiêu cực diễn ra thường xuyên hơn, cơ thể hoàn toàn trì trệ do việc hạn chế tiết hormone serotonin (hormone hạnh phuc) gây ra. Bạn sẽ cảm thấy cuộc đời thật tồi tệ và không muốn làm gì hết.

      • Giai đoạn 3:

Đây có thể coi là giai đoạn nặng nhất khi người bệnh hoàn toàn mất phương hướng, sức khỏe và thể chất suy  kiệt. Họ có thể gây ra những hành vi tiêu cực cho bản thân và những người xung quanh. Điều suy nghĩ duy nhất của họ là ý định kết thúc cuộc đời để được giải thoát (theo thống kê, gần 50% người mắc bệnh trầm cảm có nguy cơ tự sát). Chính vì điều này đã gây ra không ít những nỗi đau mất mát cho nhiều bệnh nhân và gia đình.

4. Lời khuyên dành cho mẹ

      • Trầm cảm sau sinh có thể ảnh hưởng đến cả người chồng (ít nhất 50%) và gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm lý của em bé. Do đó, đừng ngần ngại điều trị càng sớm càng tốt để bảo vệ mình và gia đình.
      • Một số thuốc chống trầm cảm chọn lọc thì khá an toàn cho người mẹ mới sinh và đang cho con bú. Thầy thuốc của bạn sẽ chọn một loại thuốc phù hợp nhất cho bạn và an toàn cho em bé đang bú mẹ.
      • Và hãy yêu cầu sự giúp đỡ- hãy để người khác biết họ cần giúp đỡ bạn.
      • Hãy thực tế về những mong đợi của bạn về chính bạn và con bạn..
      • Luyện tập trong giới hạn mà bác sĩ cho phép, đi bộ, ra ngoài để thư giãn
      • Sẵn sàng đón nhận một số ngày tốt và một số ngày không tốt về tâm trạng
      • Tuân thủ một chế độ ăn hợp lý, tránh đồ uống có cồn và caféin.
      • Tăng cường mối quan hệ với chồng bạn – dành nhiều thời gian cho nhau hơn..
      • Giữ tương tác với gia đình và bạn bè của bạn – tránh không tự cô lập mình.
      • Hạn chế người đến thăm khi bạn mới về nhà
      • Ngủ hoặc nghỉ ngơi khi con bạn ngủ

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua