Trầm cảm sau sinh là bệnh lý hay chỉ đơn thuần vấn đề là cảm xúc ?

06:32 - 29/06/2020 Lượt xem: 241

Bạn có biết tỉ lệ mắc phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh là 15/100 bà mẹ sinh con. Trầm cảm sau sinh là bệnh lý, có các biểu hiện nghiêm trọng và kéo dài. Nếu không điều trị, sức khỏe tâm thần của bạn sẽ tệ hơn, ảnh hưởng tới hôn nhân và sự […]

Bạn có biết tỉ lệ mắc phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh là 15/100 bà mẹ sinh con. Trầm cảm sau sinh là bệnh lý, có các biểu hiện nghiêm trọng và kéo dài. Nếu không điều trị, sức khỏe tâm thần của bạn sẽ tệ hơn, ảnh hưởng tới hôn nhân và sự phát triển về cả thể chất lẫn tâm lý của con bạn.

1. Trầm cảm sau sinh là gì ?

Bệnh trầm cảm sau sinh con là tình trạng người phụ nữ bị rối loạn cảm xúc, hay có suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, buồn chán và lo lắng về nhiều vấn đề trong cuộc sống.

Trầm cảm sau sinh (PPD)  là một phức hợp những thay đổi về thể chất, cảm xúc và hành vi xảy ra ở người phụ nữ sau khi sinh con. Bệnh lý này có thể ở mức nhẹ, vừa hoặc nặng, tự khỏi hoặc thậm chí sẽ không thể tự hết nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

Bệnh thường xuất hiện sau 4 tuần sau sinh và thường dai dẳng hơn 2 tuần sau sinh. Hoặc bộc phát sau nhiều tuần, nhiều tháng sau sinh.

Trầm cảm sau sinh là một bệnh lý thường gặp

2. Biểu hiện trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh được nhận biết qua những biểu hiện sau:

      • Mệt mỏi, không làm gì cũng thấy mệt.
      • Không ngủ được, ngủ rồi cũng thấy không ngon không đã, hoặc ngủ quá nhiều.
      • Lo lắng, buồn bã, cáu kỉnh, tức giận, khóc mà đôi khi không biết tại sao mình lại biểu lộ như vậy.
      • Không muốn ăn hoặc ăn không thấy ngon, hoặc ăn quá nhiều.
      • Dễ quên, khó tập trung.
      • Giảm hứng thú với những gì mình từng thích.
      • Rút lui khỏi người bạn đời, mất nhịp điệu tương tác vợ chồng: khó có thể cùng ăn – cùng ngủ – cùng thư giãn – thoái thác/chịu đựng tình dục.
      • Cảm thấy khó gắn kết tốt với bé: khó hiểu bé, khó hài hòa bé, tự hỏi tại sao mình không tràn ngập niềm vui như mình từng nghĩ hoặc cảm thấy “sao có con mệt quá”, “mình như con bò sữa”.
      • Cảm thấy khó mở lòng được với ai.
      • Ảo giác: nhìn thấy những thứ không có thật hoặc nghe thấy giọng nói.
      • Hành vi kỳ lạ.

3. Nguyên nhân

Thay đổi thể chất:

      • Khi mang thai, nồng độ estrogen và progesterone của bạn cao hơn bình thường. Trong vài giờ sau sinh 2 nồng độ này sẽ giảm, sự thay đổi đột ngột này có thể gây xáo trộn cảm xúc.
      • Có sẵn bệnh lý, vd: bệnh lý tuyến giáp.
      • Mang thai và sinh con mang lại nhiều thay đổi về huyết áp, hoạt động của hệ thống miễn dịch, quá trình trao đổi chất.

Vấn đề Tâm lý:

      • Thay đổi hình thể gây ảnh hưởng đến tâm lý: cân nặng, những vết rạn da, sắc tố da, bài tiết qua da… làm bạn không an tâm về sự hấp dẫn về thể chất và tình dục của mình. Vả lại, sau sinh bé, bạn vẫn phải đối phó với cái đau thể xác từ việc sinh nở, điều này cũng cản trở sinh hoạt tình dục.
      • Trách nhiệm mới, thiếu thời gian cho bản thân: chăm lo cho bé, giao tiếp với người đến thăm, choáng ngợp và lo lắng về khả năng chăm sóc em bé đúng cách, đặc biệt với đứa con đầu.
      • Thai ngoài ý muốn hoặc khó khăn.
      • Sang chấn tâm lý xảy ra gần đây.
      • Bạn hoặc bé có vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng.
      • Tiền sử bản thân, gia đình mắc trầm cảm
      • Gánh nặng tài chính.
      • Thiếu sự hỗ trợ.
      • Lạm dụng ma túy hoặc rượu, bia.

4. Điều trị

Có hai phương pháp điều trị chính: dược lý (Bác sĩ Tâm thần) và tâm lý (Nhà tham vấn – trị liệu tâm lý). Có thể dùng 1 phương pháp, nhưng đa số sẽ hiệu quả hơn nếu sử dụng cả 2. Với căn nguyên tâm lý, trị liệu tâm lý là phương pháp chính. Thuốc nhanh chóng giúp bạn giảm triệu chứng ở một chừng mực nào đó. Còn quá trình trị liệu tâm lý mang lại lợi ích lâu dài ngoài việc giảm triệu chứng.

Nên tìm hỗ trợ của nhà chuyên môn ngay từ khi bắt đầu cảm thấy lo, buồn, mệt mỏi; chứ không đợi đến mức được chẩn đoán trầm cảm sau sinh.

Điều trị hiệu quả trong 6 tháng, 1 số trường hợp cần lâu hơn.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua