Triệu chứng trầm cảm sau sinh bạn cần biết

09:20 - 02/07/2020 Lượt xem: 227

Trầm cảm có thể sảy ra vài ngày hoặc vài tháng sau khi phụ nữ sinh con. Chứng trầm cảm sau sinh ảnh hưởng nghiệm trọng tới sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển cảm xúc, thể chất, trí tuệ của trẻ. Hiện nay, không ít phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau […]

Trầm cảm có thể sảy ra vài ngày hoặc vài tháng sau khi phụ nữ sinh con. Chứng trầm cảm sau sinh ảnh hưởng nghiệm trọng tới sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển cảm xúc, thể chất, trí tuệ của trẻ. Hiện nay, không ít phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Vậy cách nào để nhận biết các biểu hiện của trầm cảm sau sinh ? Để giải đáp thắc mắc này chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài biết dưới đây của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang nhé !

1. Triệu chứng trầm cảm sau sinh

Trong giai đoạn sau sinh có đến 85% số phụ nữ có rối loạn khí sắc. Đối với hầu hết phụ nữ, những triệu chứng này thoáng qua và tương đối nhẹ, tuy nhiên có một số phụ nữ bị rối loạn khí sắc dai dẳng. Theo một thống kê công bố gần đây, tỷ lệ phụ nữ sau sinh bị trầm cảm chiếm khoảng 15% trong 3 tháng đầu và 15-25% trong 12 tháng sau sinh. Trầm cảm sau sinh có nguy cơ cho cả mẹ và con; ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển về trí tuệ, cảm xúc, hành vi và thể chất của đứa trẻ.

Các triệu chứng trầm cảm sau sinh gồm:

      • Bệnh nhân cảm thấy buồn bã, khóc lóc
      • Mất hứng thú.
      • Mệt mỏi, mất sinh lực
      • Thay đổi cảm giác ngon miệng
      • Mất ngủ, dễ thức giấc; thường ngồi hoặc nằm một chỗ
      • Cảm giác tủi thân, tuyệt vọng
      • Không quan tâm gắn bó với con mình.
      • Nhiều trường hợp cảm thấy lo lắng về sức khỏe, cảm giác bị bệnh; cho rằng mình không có khả năng chăm sóc cho bản thân và con mình.
      • Đôi khi họ lại cảm thấy bị chồng, gia đình, bạn bè bỏ rơi.
      • Nhiều trường hợp không muốn tắm rửa, chải chuốt.
      • Thiếu tự tin khi ra khỏi nhà; họ thậm chí khó có thể gặp gỡ những người bạn thân, từ chối trả lời điện thoại hay thư từ.
      • Cảm giác bồn chồn bứt rứt, đứng ngồi không yên, dễ bực tức, hay cáu giận, hoảng sợ.
      • Trường hợp nặng có những biểu hiện loạn thần, như hoang tưởng bị tội, ảo thanh xui khiến, có hành vi nguy hại đến bản thân và đứa trẻ…

2. Những ai dễ bị trầm cảm sau sinh ?

      • Sinh con ở tuổi vị thành niên.
      • Sinh con ngoài ý muốn.
      • Hút thuốc lá hoặc thuốc gây nghiện trong thai kỳ.
      • Khó khăn về tài chính, công việc.
      • Mâu thuẫn gia đình.
      • Gặp biến cố tâm lý trong thời gian mang thai
      • Thiếu sự quan tâm
      • Tiền sử bản thân và gia đình từng bị trầm cảm.
triệu chứng trầm cảm sau sinh
Mâu thuẫn gia đình là một trong những yếu tố gây trầm cảm sau sinh

3. Điều trị và phòng bệnh

Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh có thể điều trị hiệu quả, quan trọng là phát hiện và điều trị sớm. Các biện pháp như liệu pháp hành vi nhận thức hay liệu pháp giao tiếp, luyện tập thư giãn, tập hít thở sâu, tập yoga sẽ giúp ích trong trị liệu. Nếu liệu pháp tâm lý không hiệu quả, cần cân nhắc dùng thuốc chống trầm cảm Sertralin; có thể kết hợp với thuốc an thần nếu có triệu chứng loạn thần kèm theo. Sự hỗ trợ, quan tâm của người thân rất quan trọng khi phụ nữ bị trầm cảm sau sinh. Sản phụ bị trầm cảm cần nghỉ ngơi nhiều, tránh thức khuya, bởi vì mệt mỏi sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn…

Phòng bênh:

Để phòng chống bệnh trầm cảm sau sinh, cần tầm soát các trường hợp trầm cảm trong thời kỳ mang thai và các trường hợp có tiền sử liên quan đến trầm cảm trước đó. Một trong những phương pháp chẩn đoán người mẹ có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh là thang điểm Edinburgh với 10 câu hỏi, nếu số điểm trên 13; người mẹ có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh. Khi phát hiện người mẹ sau sinh có dấu hiệu bất thường về tâm lý, gia đình cần cân nhắc việc đưa họ tới khám bác sĩ chuyên khoa. Việc điều trị càng sớm sẽ càng đạt được hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, cần tăng cường giáo dục sức khỏe và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bà mẹ trước và sau khi sinh. Người phụ nữ cũng cần học cách thư giãn và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, mệt mỏi trước và sau sinh. Về phía gia đình, không chỉ chồng, mà những người thân xung quanh cần động viên, gần gũi và chia sẻ với người phụ nữ về quá trình sinh nở cũng như chăm sóc em bé…

 

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua