Vai trò của kẽm đối với trẻ em
10:37 - 22/05/2022 Lượt xem: 434 Tác giả: Thanh Nga
Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất và chiều cao của trẻ. Trong các vi chất dinh dưỡng, kẽm được chứng minh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời.
1. Vai trò của kẽm đối với trẻ em
Kẽm đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ thể mỗi chúng ta bởi nó tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể. Nó tham gia vào rất nhiều các thành phần enzym chuyển hóa xúc tác quá trình phản ứng trong cơ thể để tăng tổng hợp protein, phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng và tạo cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em nói chung và trẻ dưới 1 tuổi nói riêng.
Kẽm còn còn vai trò là giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả hệ thống miễn dịch cần thiết ở trẻ để bảo vệ cho cơ thể trẻ trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn hay virus.
Kẽm còn giúp làm vết thương mau lành, bảo vệ vị giác và khứu giác và rất cần thiết cho sự tổng hợp DNA. Có thể nói nếu thiếu kẽm, vị giác của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, gây tình trạng biếng ăn do rối loạn vị giác ở trẻ dưới 1 tuổi và có thể gây ra một số bệnh lý nghiêm trọng như viêm niêm mạc miệng...
Kẽm giúp thức đẩy sự tăng trưởng ở trẻ do nó tham gia vào sự phân chia tế bào. Nếu trẻ thiếu kẽm cơ thể sẽ chậm phát triển nghiêm trọng hơn là ngừng phát triển, sự phân chia tế bào cũng từ đó mà trở nên khó hơn. Hậu quả là trẻ sẽ bị biếng ăn, còi cọc và chậm lớn, suy dinh dưỡng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung kẽm cho trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi (kém phát triển về chiều cao), đã mang lại tác dụng rõ rệt cả về tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ và làm tăng nồng độ hormon IGF-1 - một yếu tố tăng trưởng quan trọng của cơ thể để phát triển chiều cao lẫn thể chất.
Kẽm giúp vận chuyển canxi vào não mà canxi là một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh, thiếu kẽm khiến sự vận chuyển này bị trở ngại, dễ sinh cáu gắt gây ảnh hưởng xấu về mặt tinh thần ở trẻ
Kẽm giúp điều hòa chức năng nội tiết tố của tuyến yên, sinh dục, giáp trạng, thượng thận Kết hợp với hệ thần kinh nội tiết tố điều hòa hoạt động sống bên trong, phản ứng linh hoạt với các tác động bên ngoài giúp cơ thể thích nghi với hoàn cảnh. Bởi vậy thiếu kẽm, trẻ sẽ kém thích nghi với các biến đổi của môi trường gây nên tình trạng biếng ăn.
Kẽm còn phân bổ vào da, tóc, móng của chúng ta giúp chúng phát triển bình thường. Ở người thiếu kẽm sẽ nhận thấy rõ rệt tóc xơ cứng, màu tóc chuyển vàng, móng tay dễ gãy, mọc chậm, da khô, sạm, thậm trí còn xuất hiện bớt trắng trên da.
Có thể thấy kẽm có vai trò quan trọng đối với cơ thể của trẻ. Nếu mà trẻ bị thiếu kẽm có thể phát sinh các biểu hiện bất thường hay các bệnh lý nghiêm trọng do thiếu kẽm như rối loạn thần kinh, gây bệnh tâm thần phân liệt,…
2. Dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ
Khi thiếu kẽm trẻ có thể có những biểu hiện điển hình như biếng ăn, ăn không ngon, chậm lớn,còi xương, suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, chậm phát triển chiều cao.
Mẹ có thể nhận thấy rõ ràng trẻ chán ăn hay giảm lượng ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, kéo dài thời gian bữa ăn hay là trạng thái buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ.
Trẻ thường khó ngủ về đêm hay ngủ ngày thức đêm và thức giấc nhiều lần dẫn đến quấy khóc làm ảnh hưởng đến cả giấc ngủ của mẹ. Thậm chí khi thiếu kẽm còn có thể dẫn đến suy yếu và ảnh hưởng đến hoạt động của não, rối loạn vị giác và khứu giác, chậm phát triển tâm thần vận động, khuyết tật, bại não,...
Hay mắc các bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản tái đi tái lại), viêm đường tiêu hóa, viêm da, mụn bỏng, mụn mủ, viêm niêm mạc.
Chậm lành các vết thương, hay bị dị ứng, tóc giòn dễ gãy rụng, móng giòn, yếu.
Biểu hiện của việc cơ thể thiếu kẽm rất thầm lặng. Vì vậy, việc dự phòng thiếu kẽm và bổ sung kẽm cho trẻ rất quan trọng.
3. Bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào?
Các thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến như hải sản, tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt đỏ (thịt bò)... Trong 50g thịt thăn heo chứa khoảng 2mg kẽm, trong nửa cái ức gà chứa 1mg kẽm và trong 250g sữa chua chứa 1,6mg kẽm. Tuy nhiên lượng trẻ hấp thu vào sẽ không được hoàn toàn và kẽm không được dự trữ trong cơ thể nên đảm bảo rằng chế độ ăn hằng ngày của trẻ đủ kẽm.
Để trẻ có thể hấp thụ kẽm tốt nhất, mẹ nên bổ sung vitamin C, vitain A, vitamin D cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi giàu lượng các vitamin sẵn có như cam, táo, chanh, quýt, bưởi,…
Ngoài bổ sung kẽm qua chế độ ăn uống, mẹ cũng có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm chức năng có chứa kẽm và các vi khoáng chất thiết yếu như vitamin B, Lysin, taurin, selen,... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ cũng như cải thiện tình trạng biếng ăn và tăng cường hấp thu các dưỡng chất cho trẻ phát triển.
Như vậy với những tác dụng to lớn của kẽm đối với sự phát triển của trẻ, mẹ nên quan tâm đến việc bổ sung kẽm hằng ngày nếu muốn trẻ có thể phát triển chiều cao tối đa. Đồng thời cho có một thể chất tốt, có một sức sức khỏe dẻo dai để phòng chống lại bệnh tật.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ thăm khám và đưa ra những tư vấn phù hợp với từng trường hợp. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.