Xét nghiệm HCG trong chẩn đoán chửa trứng và chửa ngoài tử cung

04:54 - 12/04/2020 Lượt xem: 1978

Chửa trứng và chửa ngoài tử cung là một trong các bệnh lý cấp cứu sản khoa; nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách chửa trứng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Xét nghiệm nồng độ HCG là một xét nghiệm thường quy; có ý nghĩa quan trọng trong […]

Chửa trứng và chửa ngoài tử cung là một trong các bệnh lý cấp cứu sản khoa; nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách chửa trứng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Xét nghiệm nồng độ HCG là một xét nghiệm thường quy; có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi người bệnh trong quá trình điều trị 2 căn bệnh này.

1. Xét nghiệm nồng độ β-HCG máu trong chẩn đoán chửa ngoài tử cung

Ở bệnh nhân chửa ngoài tử cung, nồng độ β-hCG thấp nhất là 520 U/l, cao nhất 4375 U/L. Một xét nghiệm β-hCG duy nhất không thể được sử dụng để chẩn đoán thai ngoài tử cung bởi vì mức độ β-hCG phụ thuộc vào độ tuổi của phôi thai; bệnh nhân thường không biết chính xác ngày rụng trứng và ngày thụ thai. Ngay cả khi ngày rụng trứng hoặc thụ thai được biết; 2,5% phụ nữ với một thai kỳ bình thường vẫn có mức β-hCG thấp hơn tính toán.

Một khó khăn khác trong việc giải thích về mức độ β-hCG là mức β-hCG thấp cũng gặp ở phụ nữ sắp sẩy thai. Vì mức độ β-hCG giảm có thể xảy ra ở một trong ba tình trạng (mang thai bình thường, chửa ngoài tử cung và sẩy thai) nên khó có thể sử dụng 1 xét nghiệm β-hCG để chẩn đoán xác định chửa ngoài tử cung.

Xét nghiệm HCG hỗ trợ trong chẩn đoán chửa ngoài tử cung

Trong thời gian đầu mang thai bình thường; nồng độ β-hCG máu tăng gấp đôi trong khoảng 2-3 ngày. Vì vậy, nếu mức độ nối tiếp β-hCG được đo; các cấp cần tăng gấp đôi trong 2/3 phụ nữ có thai bình thường trong 2 ngày và trong tất cả các phụ nữ trong 3 ngày. Nếu trong 2 ngày, mức β-hCG tăng dưới 66%, thai phụ có thể có nguy cơ bất thường thai cao (khoảng 90%). Trong thực tế, khoảng 50% chửa ngoài tử cung có mức tăng β-hCG thấp trong khoảng thời gian 2 ngày. Vì vậy, việc đo liên tiếp nồng độ β-hCG máu cách nhau 2 ngày có thể sử dụng để đánh giá chửa ngoài tử cung.

2. Xét nghiệm nồng độ HCG trong chuẩn đoán chửa trứng

Khi bệnh nhân có tình trạng chửa trứng; nồng độ beta hCG thường tăng cao trên 100.000 mUI/ml. Hình ảnh siêu âm và kết quả xét nghiệm beta hCG chửa trứng là hai yếu tố cận lâm sàng chủ yếu giúp bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh.

Nồng độ beta hCG sẽ giảm nhanh trong tuần đầu sau khi nạo trứng; khoảng 80% bệnh nhân sẽ có nồng độ hCG nước tiểu về nước bình thường trong vòng 30-60 ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo thai trứng đã được loại bỏ hoàn toàn; bệnh nhân cần xét nghiệm nồng độ beta hCG trong vòng hai năm để theo dõi.

Chửa trứng và những điều cần biết
Xét nghiệm Beta HCG tăng cao trong chửa trứng

Sau khi chẩn đoán chửa trứng cần xét nghiệm HCG vào thời điểm nào ?

      • Sau khi được hút nạo thai trứng; bệnh nhân thực hiện xét nghiệm định lượng hCG mỗi tuần một lần cho đến khi nồng độ hCG trở về bình thường.
      • Trong 6 tháng tiếp theo; nếu các kết quả trước đó đều âm tính thì xét nghiệm mỗi tháng một lần.
      • Sau đó, tiếp tục định lượng 2 tháng một lần cho đến khi đủ thời gian theo dõi là hai năm.

Trong thời gian theo dõi, nếu kết quả xét nghiệm hCG chửa trứng xảy ra các trường hợp:

      • Nồng độ beta hCG lần thử sau cao hơn lần thử trước.
      • Nồng độ beta hCG trong 3 lần thử liên tiếp không giảm hoặc giảm dưới 10%.
      • Nồng độ beta hCG > 20.000 UI/L sau nạo trứng 4 tuần; nồng độ beta hCG > 500UI/L sau nạo trứng 8 tuần; nồng độ beta hCG > 5UI/L sau nạo trứng 6 tháng.

Thì bệnh được xem là tiến triển không thuận lợi, bệnh nhân cần được thăm khám kỹ; siêu âm và thực hiện thêm các xét nghiệm khác để phát hiện các biến chứng của bệnh.

Hiện nay nhờ công nghệ y học phát triển; nên là việc điều trị chửa trứng không ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ; tỉ lệ mắc thai trứng lần mang thai sau rất thấp, chỉ từ 1-2%. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì phụ nữ chỉ nên có thai sau 2 năm theo dõi điều trị mà không có biến chứng. Lần có thai sau, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ, đặc biệt là trong ba tháng đầu thai kỳ.

Ngoài ra để chẩn đoán chửa ngoài tử cung và chửa trứng cần kết hợp với siêu âm đầu dò và một vài xét nghiệm đặc hiệu khác để chẩn đoán chính xác bệnh lý nguy hiểm này.

Phòng khám sản phụ khoa 43 nguyễn khang với 15 năm kinh nghiệm tự hào là phòng khám sản lớn và uy tín nhất tại hà nội. Cùng đội ngũ y, bác sỹ chuyên môn giỏi, kinh nghiệm siêu âm > 10.000 thai phụ. Các bác sĩ tại phòng khám đã phát hiện rất nhiều ca dị tật khó, các trường hợp chửa ngoài, chửa trứng và từ đó đưa ra những lời khuyên cho các mẹ bầu.

Để đặt lịch khám nhanh chóng và thuận tiện, mẹ bầu có thể đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN

hoặc Zalo: 0342318318, Facebook: https://www.facebook.com/san43nguyenkhang.vn

 

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua