Các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh phần 1

16:43 - 01/08/2023 Lượt xem: 330 Tác giả: Thu Hoàng

Hệ thống miễn dịch của trẻ đã hình thành từ tháng thứ 2 của bào thai, nhưng cho đến khi ra đời ngay đối với trẻ đủ tháng thì hệ thống miễn dịch, các chức năng sinh học của trẻ vẫn còn chưa phát triển đầy đẩy, chức năng còn yếu và trẻ non tháng sẽ còn kém hoàn chỉnh hơn nên trẻ dễ mắc bệnh hơn. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh mọi người cùng tham khảo nhé!

1. Nhiễm trùng da và niêm mạc

Da

Phổ biến là nhiễm vi khuẩn tụ cầu, liên cầu.

  • Liên cầu: tổn thương nông, chứa nước trong, dễ lan.
  • Tụ cầu: tổn thương sâu, mụn có mủ đục, ít lan, nhưng thường biến chứng nặng, dễ phát triển thành flegmon hoại tử.

Niêm mạc:

  • Mắt: dễ lây nhiễm lậu cầu, chlamydia từ mẹ, viêm đỏ màng tiếp hợp, có mủ.
  • Miệng: tư dơ nấm candida albicones thường có sẵn trong âm đạo người mẹ.

Điều trị: nystatin 500.000 đơn vị x 3-5 ngày bằng đường uống, hoặc đánh tưa lưỡi tại chỗ.

 bệnh lý thường gặp ở trẻ

2. Nhiễm khuẩn rốn

Viêm rốn:

Viêm da và tổ chức dưới da quanh rốn, rốn thường rụng rốn, chân rốn ướt, có thể có mùi, toàn trạng trẻ bình thường.

Điều trị: tốt nhất là cắt rốn lần 2 bằng kéo vô khuẩn để khám và rửa rốn dễ dàng hơn, có điều kiện. Để hở, rốn sẽ nhanh khô và khỏi.

Viêm mạch máu rốn:

Có thể tiên phát hoặc thứ phát sau viêm rốn, sau khi rụng rốn tại chân rốn không khô, còn rỉ nước vàng lẫn mủ, có mùi hôi.

Hoại tử rốn:

Do loại vi khuẩn kị khí phát triển gây ra.

  • Tại rốn: tổ chức hoại tử thâm tím, rốn chảy máu, mủ, có mùi hôi.
  • Toàn trạng suy sụy, nhiễm trùng, nhiễm độc, rối loạn tiêu hóa, trướng bụng.
  • Điều trị: cắt lọc, mở rộng vết thương, rửa oxy già nhiều lần trong ngày, kết hợp điều trị kháng sinh như nhiễm trùng máu.

bệnh lý thường gặp ở trẻ

3. Nhiễm khuẩn máu

Liên quan tới nhiễm trùng từ mẹ, nước ối, nhiễm trùng trước đẻ, thường gặp ở trẻ non tháng, thai kém phát triển trong tử cung, mẹ mắc các loại bệnh nhiễm khuẩn. đa số do vi khuẩn gram âm.

Điều trị: khó khăn, tỉ lệ tử vong cao

Phòng bệnh: tránh các điều kiện thuận lợi dẫn tới nhiễm khuẩn huyết.

Điều trị sớm, tích cực các ổ nhiễm khuẩn của trẻ. Nếu nhiễm khuẩn huyết biểu hiện sớm trước 3 ngày sau đẻ thì tử vong thường cao hơn biểu hiện bệnh muộn.

4. Uốn ván rốn

Uốn ván rốn là một bệnh nhiễm khuẩn độc do trực khuẩn clostridiumtetani, gram(+) gây ra, là loại bệnh hay gặp ở các nước đang phát triển, có tỉ lệ tử vong cao(34-50%) tùy từng thông báo của từng nước. Số điều trị qua được cũng tỉ lệ di chứng(động kinh, kém phát triển tinh thần, vận động…)không ít. Hiện nay ở việt nam theo thống kê của viện nhi(1993-1996) có 120 trường hợp mắc uốn ván rải ở các địa phương chuyển đến viện. Theo kế hoạch của bộ y tế, bệnh này sẽ được thanh toán của năm 2000.

Nguyên nhân:

Trẻ bị uốn ván rốn là do cắt rốn không vô khuẩn như bằng nứa, bằng liềm, dao kéo bẩn… thường do đẻ tại nhà, đẻ rơi, do nhưng người không chuyên môn đỡ đẻ.

Vi khuẩn uốn ván tiết ra hai loại độc tố:

Tác động lên hệ thống vận động của thần kinh gây cơn co giật và co cứng, độc tố này rất mạnh, chỉ cần 1/50000-1/90000 của 1ml đủ gây chết chuột lang.

Độc tố thứ hai gây vỡ hồng cầu nhưng yếu, dễ bị phá hủy.

Triệu chứng lâm sàng:

Có 4 thời kỳ:

  • Thời kỳ ủ bệnh: từ 4-15 ngày, trung bình 7 ngày ủ bệnh càng ngắn bệnh càng nặng.
  • Thời kỳ khởi phát: trẻ bỏ bú, quấy khóc, có dấu hiệu cứng hàm.
  • Thời kỳ toàn phát: cứng hàm càng rõ, xuất hiện hai triệu chứng chính là cơn co giật và co cứng.
  • Thời kỳ lùi bệnh: những trẻ qua được tuần thứ hai, thứ ba thường tiến triển tốt dần, cơn giảm dần và bệnh nhi bắt đầu mở mắt, khóc được, trước nhỏ sau to dần. Thời gian này vẫn còn tăng trương lực. Khoảng sau 1 tháng kể từ khi bệnh phát thì bệnh nhi bú được. Từ 1,5-2 tháng thì trương lực cơ mới trở lại bình thường

bệnh lý thường gặp ở trẻ

Chăm sóc điều trị:

Khi nghi ngờ bị uốn ván rốn phải chuyển trẻ đi viện, trước khi chuyển đi có thể làm một số việc sau:

  • Đặt trẻ nơi yên tĩnh, nằm phòng tối.
  • Lau sạch cổ, bẹn, nách, vùng có nếp gấp.
  • Rửa rốn hay vết thương bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý 0,9%, cồn 70 độ.
  • Hút hoặc lau sạch chất dịch ở mũi họng.
  • Vắt sữa mẹ cho trẻ ăn bằng thìa nhỏ, có thể tiêm một lần penicilin 200000 UI cho trẻ và uống seduxen 5mg x1/2 viên trước khi chuyển đi.

Thuốc:

  • Trung hòa độc tố
  • Chống co giật
  • Chống cơn ngừng thở
  • Chống nhiễm khuẩn

Phòng bệnh:

Cơ thể con người không có miễn dịch tự nhiên với vi khuẩn này, do đó muốn có miễn dịch phải tiêm phòng. Hiện nay do công tác tiêm chủng mở rộng tốt nên bệnh uốn ván giảm đi rõ rệt.

  • Vô khuẩn khi cắt rốn: sát khuẩn tay trước khi cắt rốn, dụng cụ cắt rốn phải đảm bảo vô trùng.
  • Tiêm chủng: với sản phụ cần tiêm đủ 2 mũi vaccin vào 2 tháng cuối. Mũi thứ 2 sau mũi thứ nhất một tháng và phải trước khi đẻ ít nhất 15-30 ngày. Vì người mẹ có thể truyền cho thai nhi lượng miễn dịch chống uốn ván cho đến tháng đầu sau đẻ. Nếu trẻ đẻ trong điều kiện không đảm bảo vô khuẩn và người mẹ chưa được tiêm phòng uốn ván trong lúc mang thai thì tiêm phòng uốn ván với SAT 1500 đơn vị tiêm bắp một lần sau đẻ.

 Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua