Bổ sung DHA cho bà bầu đúng cách

16:07 - 10/11/2023 Lượt xem: 212 Tác giả: Thu Hoàng

DHA là dưỡng chất rất quan trọng đối với sức khỏe mỗi người, chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần của não và võng mạc. Không chỉ vậy, ở phụ nữ mang thai, DHA còn đem lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé nếu được bổ sung đầy đủ trong suốt thai kỳ. DHA giúp hạn chế nguy cơ sinh non ở người mẹ và tăng cường sự phát triển trí não, khả năng vận động, thị lực của thai nhi. Vậy DHA là gì, vai trò của nó như thế nào trong thai kì, và mẹ bầu nên bổ sung DHA như nào hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

1. DHA là gì?

DHA và EPA : là các omega -3 chuỗi dài có nhiều trong cá, những động vật có vỏ ( nghêu, sò, ốc , hến, ngao,…) và một số động vật khác ( với lượng thấp hơn ). Chúng là thành phần chính có trong dầu cá.

2. Vai trò của DHA + EPA là gì ?

DHA và EPA có vai trò rất quan trọng bởi vì chúng là thành phần của lớp phospholipids – hình thành nên cấu trúc màng tế bào ( đặc biệt là võng mạc, não, hệ thần kinh ). Thêm vào đó, nòng độ cao của EPA và DHA làm giảm sự hoạt hóa viêm.  Chính vì vậy việc bổ sung acid béo chuỗi dài omega – 3 là rất quan trọng.

Thai nhi lệ thuộc sự truyền DHA từ mẹ sang qua nhau thai để phát triển thị giác và nhận thức. EPA tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và hấp thu DHA trong tế bào thai nhi. Sự tích lũy nhanh chóng của DHA vào hệ thống thần kinh trung ương tiếp tục trong 24 tháng đầu đời, và tích lũy liên tục trong suốt thời thơ ấu. Vì vậy ngoài bổ sung trong quá trình mang thai, việc bổ sung cho em bé sau sinh cũng rất quan trọng.

bổ sung DHA

Có thể thấy nổi bật lên ở DHA và EPA là vai trò trong sự phát triển thần kinh và thị giác của thai. Và việc bổ sung là rất quan trọng, tuy nhiên nguy cơ tiềm tàng có thể có khi bổ sung DHA+ EPA không đúng cách :

Nhiễm độc thủy ngân, Omega-3 có trong các thực phẩm : Có thể nói cá, các loại động vật có vỏ ( nghêu, sò, ngao…) là nguồn cung cấp Omega- 3  rất dồi dào, nhưng đi kèm với nó là nguy cơ thai nhi bị phơi nhiễm với thủy ngân có trong các thực phẩm này, ngoài ra còn 1 số kim loại nặng khác. Chính vì vậy, việc lựa chọn loại cá nào, rất quan trọng, các mẹ bầu cần lựa chọn các loại cá mà lượng Omega- 3 cung cấp được nhiều, và lượng thủy ngân trong đó là thấp nhất.

Việc bổ sung từ dầu cá, mặc dù hiện tại chưa thấy các ảnh hưởng bất lợi từ việc bổ sung từ dầu cá trong thai kì. Tuy nhiên ,dầu cá chứa ít hoặc không chứa thủy ngân.Ngoài ra, hầu hết dầu cá đã được tinh chế để hạn chế ảnh hưởng, chất độc từ môi trường. Tác dụng phụ hay gặp nhất khi sử dụng dầu cá là tác dụng lên hệ tiêu hóa : nôn, buồn nôn, dầu cá có vị tanh có thể gây khó chịu, mùi hôi…

3. Hàm lượng được khuyến cáo ?

Phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú lượng tối thiểu 200- 300 mg DHA hàng ngày .

Người trưởng thành: 500mg / ngày ( với thấp nhất là 220 EPA và 220 DHA ).

bổ sung DHA

4. Bổ sung như thế nào ?

- Từ thức ăn, thực phẩm: Không thể thiếu là cá. Một điều may mắn là những lọai cá mà dân ta hay ăn và có thể ăn thì mức thủy ngân trong đó không cao, một số loại các mẹ bầu có thể tham khảo:

+ Cá cơm, cá trích, cá thu, cá mòi, cá rô, cá chim, cá hồi, cua, tôm, hàu, sò, cá rô phi ..

+ dầu gan cá tuyết

+ sữa chua, sữa , trứng.

+ Hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, đậu nành,…

- Từ thực phẩm chức năng: viên uống bổ sung DHA, viên uống tổng hợp chứ DHA

+Uống từ bắt đầu có thai cho tới sau khi sinh.

+Uống sau ăn, 1-2 viên/ ngày.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua