Mang thai lần đầu và những điều mẹ bầu cần biết?
15:40 - 15/09/2022 Lượt xem: 304 Tác giả: Thu Hoàng
Mang thai lần đầu là cột mốc vô cùng quan trọng và ý nghĩa với cuộc đời của tất cả chị em phụ nữ. Bạn sẽ trải qua những cảm xúc mới mẻ xen lẫn lo âu vì những thay đổi trong cơ thể. Lần đầu mang thai có biết bao nhiêu vấn đề quan tâm như: dấu hiệu mang thai, dinh dưỡng, cách chăm sóc sức khỏe suốt thai kỳ… Mẹ bầu cần biết tất cả thông tin quan trọng này một cách đầy đủ và đúng cách.
1. Tiêm phòng trước khi mang thai
Tiêm phòng trước và trong thời gian mang thai là việc làm vô cùng quan trọng giúp các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh; thai nhi có sức đề kháng tốt, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, các chị em mang thai lần đầu cần nắm rõ lịch tiêm phòng cho bà bầu.
Trước khi mang thai, mẹ bầu cần tiêm những loại vắc-xin sau sau:
Sởi - quai bị - Rubella: Tiêm trước khi mang bầu tối thiểu 3 tháng. Nếu mẹ bị nhiễm sởi - quai bị - Rubella trong thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non, thai nhi tăng nguy cơ dị tật.
Viêm gan B: Tiêm phòng viêm gan B trước thời gian mang bầu. Nếu mẹ mắc viêm gan B có thể lây sang con.
Thủy đậu: Tiêm trước khi mang bầu tối thiểu 1-3 tháng. Theo thống kê thì có khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, mẹ mắc thủy đậu có thể chuyển virus gây bệnh sang con trong khi sinh nở.
Cúm: Vaccin cúm có thể tiêm vào bất kì thời điểm nào trong quá trình mang thai. Tuy nhiên mẹ bầu nên tiêm vaccn cúm trước mỗi đỉnh dịch khoảng 2 tuần. Đỉnh mùa dịch thường rơi vào từ tháng 9- tháng 5 năm sau.
Trong khi mang thai:
Bà bầu cần chú ý lịch tiêm uốn ván: Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại sau mũi 1 cách 1 tháng. Để phòng ngừa sinh non, mẹ nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30.
2. Khi mang thai lần đầu cần lưu ý các dấu hiệu mang thai
Việc phát hiện thai sớm sẽ giúp cho người mẹ chủ động hơn trong việc thay đổi các thói quen đi đứng hàng ngày, ăn uống hợp lý hơn, tránh các vận động mạnh như chạy, nhảy… sẽ dẫn tới động thai, rất nguy hiểm.
Đa số các mẹ mang thai lần đầu đều không biết mình có thai cho đến khi trễ kinh và dùng que thử thai. Ngoài việc sử dụng que thử thai, bạn cũng có thể phát hiện dấu hiệu mang thai sớm bằng cách dựa vào các dấu hiệu thay đổi trên cơ thể như:
- Máu báo thai, tức là có ra máu nhẹ và dịch âm đạo nhiều hơn, nhưng chưa đến kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi nhiều.
- Có hiện tượng đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Có cảm giác chán ăn hay chóng mặt, đau đầu hoặc dễ buồn nôn.
- Có cảm giác ngực bị căng tức, nhũ hoa chuyển sang màu sẫm hơn.
3. Lịch khám thai định kỳ
- Chậm kinh và thử Beta HCG(+):Xác định xem có thai hay chưa và thai đã vào buồng tử cung chưa?
- Thai 6 - 8 tuần: Siêu âm kiểm tra phôi và tim thai, đánh giá sự phát triển của thai nhi và làm xét nghiệm máu cơ bản (Viêm gan B, công thức máu…)
- Thai 12 - 14 tuần: Siêu âm hình thái, khảo sát dị tật thai (Đo khoảng sáng sau gáy…) và làm xét nghiệm sàng lọc Double test.
- Thai 16 - 18 tuần: Siêu âm hình thái, khảo sát dị tật mặt, mũi, chân, tay…làm xét nghiệm sàng lọc Triple test.
- Thai 22 - 24 tuần: Siêu âm hình thái, khảo sát dị tật tim… tiêm phòng uốn ván mũi 1.
- Thai 26 - 28 tuần: Siêu âm hình thái, khảo sát dị tật xuất hiện muộn. Làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết. Tiêm uốn ván mũi 2.
- Thai 30 - 32 tuần: Siêu âm hình thái, nhận định lần cuối dị tật thai. Kiểm tra tình trạng ngôi thai, rau, ối…
- Thai 36 - 40 tuần: Siêu âm kiểm tra rau, nước ối, dự đoán cân nặng, đo Doppler, khảo sát và theo dõi thai trên Monitoring sản khoa, tiên lượng cuộc sinh.
Ngoài lịch khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ nếu gặp các dấu hiệu bất thường như ra huyết, đau bụng,…thì nên đi khám ngay. Đồng thời, xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn Nipt có thể làm từ 10 tuần.
4. Chế độ ăn hợp lý, đủ dinh dưỡng
Dinh dưỡng thai kỳ vô cùng quan trọng. Không hẳn là mang thai thì mẹ phải ăn uống nhiều gấp hai lần mà cần ăn đủ cho cả mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu nên ăn các nhóm thực phẩm sau:
- Tinh bột: Ngũ cốc, gạo, bánh mì,... (tuy nhiên tránh thức ăn quá nhiều tinh bột 1 lần)
- Chất đạm: Thịt, cá, trứng, ngũ cốc, đậu...
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây, tránh hoa quả hay nước ép quá ngọt vì có thể gây rối loạn dung nạp đường huyết.
- Chất béo: Dầu thực vật, mỡ động vật, bơ,...
- Bổ sung sắt, canxi, axit folic, vitamin A, D...
- Uống đủ nước: 2 - 3l nước mỗi ngày
Thực phẩm mẹ bầu nên tránh:
- Rượu, bia, chất kích thích, thuốc lá, nước ngọt có gas
- Những thực phẩm nóng như: Ớt, hạt tiêu, mù tạt...
- Ba tháng đầu, mẹ bầu nên hạn chế những thực phẩm có tính hàn như nước dừa, rau ngót...
- Những loại cá sống dưới tầng nước sâu có chứa thủy ngân không tốt cho thai nhi: Cá thu, cá ngừ
- Những thực phẩm gây co thắt, làm mềm tử cung như dứa, đu đủ xanh
- Những thực phẩm tái, sống như các món gỏi, tái chanh...
- Thực phẩm chưa được tiệt trùng, thịt muối, pho mát mềm,...
5. Những hoạt động mẹ bầu nên tránh
- Không xoa bụng hay massage bụng khi mang thai có thể gây kích thích sinh non.
- Không nên lạm dụng siêu âm, vừa tốn kém về kinh tế vừa không cần thiết.
- Vận động nhẹ nhàng, không tập các bài tập quá sức, xin ý kiến bác sĩ về những hoạt động nên làm và nên tránh.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc đông tới tây mà không có tư vấn, giám sát của bác sĩ.
Trên đây là những điều cần biết khi mang thai lần đầu mẹ bầu cần lưu ý. Ngoài những điều trên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ dựa trên tình hình sức khỏe thực tế của mình.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.