Những điều bố mẹ cần biết để chuẩn bị trước khi sinh

12:02 - 09/07/2022 Lượt xem: 382 Tác giả: Kim Ngân

Ngày dự sinh cận kề là lúc bố mẹ cần lập kế hoạch để đón con yêu chào đời. Quá trình chuẩn bị trước khi sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng với mẹ và sự chào đời của bé. Để không bị bỡ ngỡ bố mẹ hãy cùng tìm hiểu những điều cần biết dưới đây nhé.

1. Cùng chồng lên kế hoạch tài chính và danh sách những người có thể giúp đỡ mẹ

Sẽ có rất nhiều khoản phải chi tiêu trong thời gian tới, mẹ hãy cùng chồng lên kế hoạch tài chính nuôi con cụ thể về những khoản chi tiêu để mẹ có thể chủ động và yên tâm hơn về tài chính trước khi sinh.

Ngoài người chồng sẽ luôn bên cạnh mẹ bầu lúc sinh thì nhất định mẹ cũng sẽ cần sự giúp đỡ của người có kinh nghiệm trong những việc chồng mình không thể làm được. Vì vậy hãy lên danh sách và liên lạc trước với họ nhé.

2. Tham gia lớp học tiền sản

Tham gia lớp học tiền sản là điều cực kỳ cần thiết và hữu ích cho mẹ. Tại lớp học, mẹ sẽ được truyền đạt kinh nghiệm về cơn chuyển dạ, hướng dẫn cách thở khi sinh, nhận biết khi nào cần nhập viện…Mẹ cũng đừng quên rủ chồng tham gia cùng nhé, vì anh ấy sẽ được học cách chăm sóc vợ và em bé trong suốt thai kỳ cũng như giai đoạn hậu sản.

Sau khi được trang bị kiến thức sinh nở vững vàng từ lớp học tiền sản, mẹ bầu và chồng sẽ giảm bớt nỗi lo để sẵn sàng bước sang một chặng đường mới: chặng đường làm cha mẹ đầy thú vị.

3. Chuẩn bị tốt tâm lý trước khi sinh

Tâm lý lo lắng và sợ hãi là tâm lý chung của hầu hết mẹ bầu trước khi sinh, nhất là đối với những mẹ lần đầu sinh con. Toàn bộ quá trình sinh nở có thể diễn ra thời gian khá lâu. Vì vậy, khi cơn co thắt bắt đầu mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh.

Nếu như mẹ lo lắng, hãy thử đếm những cơn co thắt và hít thở sâu mỗi khi cảm thấy đau. Lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu sắp sinh là tập trung sự chú ý của mẹ vào các việc khác như nghĩ đến việc đi du lịch, nấu nướng hay vui chơi… bất cứ những gì có thể làm bạn thư giãn, quên đi cơn đau và sinh con nhanh hơn.

4. Giữ cân nặng phù hợp là điều cần chuẩn bị trước khi sinh

Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và em bé, ví dụ như trẻ sinh ra lớn hơn đáng kể so với mức trung bình….Trong khi đó, mẹ phải đối diện với nguy cơ bị tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, chuyển dạ kéo dài, bắt buộc phải sinh mổ hoặc sinh non và trẻ sẽ có thể gặp phải các biến chứng của sinh non …

Mẹ hãy duy trì cân nặng ổn định, cân nặng của mẹ khi mang thai được giữ ở mức phù hợp sẽ giúp cải thiện sự dẻo dai và đảm bảo mẹ có đủ sức để sinh nở.

Mẹ có thể giữ thể trọng cân đối bằng việc áp dụng chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu hoặc chăm chỉ tập luyện thường xuyên theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

5. Tập thể dục nhẹ nhàng

Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn và phù hợp có thể giúp mẹ bầu dễ sinh nở, bớt đau đẻ, giảm các triệu chứng ốm nghén, phòng ngừa tiểu đường và tăng huyết áp thai kỳ cũng như giúp bé sinh ra khỏe mạnh.

Mẹ cần chọn hình thức vận động phù hợp với tuổi thai và thể trạng của mình. Mẹ có thể chọn tham gia các lớp thể dục dành riêng cho mẹ bầu hoặc tự luyện tập các bài tập thể dục cho bà bầu phù hợp nhất với mình.

Một số gợi ý cho mẹ là đi bộ, bơi lội, yoga, khiêu vũ…tránh các bài tập yêu cầu mẹ nằm ngửa, các bài tập có nguy cơ khiến mẹ bị ngã và những bộ môn có thể khiến mẹ bị thương. Trong lúc tập, mẹ hãy nghỉ giải lao mỗi khi thấy hụt hơi, và nhớ uống nhiều nước cả trước và sau khi tập thể dục.

6. Massage

Nếu mẹ cảm thấy khó chịu và đau nhức trước khi chuyển dạ, massage có thể giúp mẹ cải thiện đáng kể tình trạng này. Massage sẽ giúp giảm đau và giảm lo âu trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ.

Việc chọn hình thức massage rất quan trọng đối với thai phụ, đặc biệt là massage bụng bầu. Mẹ cần chọn liệu trình dành riêng cho bà bầu, được thực hiện bởi các chuyên viên có kinh nghiệm. Dừng ngay việc massage nếu cơ thể có những biểu hiện bất thường như buồn nôn, chóng mặt, khó chịu…

7. Tập hít thở khi sinh

Thở đúng cách sẽ giúp mẹ bình tĩnh hơn, giảm bớt sự căng thẳng, lo lắng và có thể duy trì năng lượng để tập trung vào việc sinh nở.Vì vậy trước khi sinh khoảng 08 tuần (trước ngày dự sinh), mẹ nên thực hành cách hít-thở khi chuyển dạ.

Trong quá trình chuyển dạ, mẹ cần lắng nghe cơ thể mình và theo sự hướng dẫn của bác sĩ để làm những gì tốt nhất cho bản thân và em bé.

8. Chuẩn bị đồ trước khi sinh cho mẹ và bé

chuẩn bị trước khi sinh

Để tránh thiếu sót những đồ dùng thiết yếu khi đi sinh, bạn nên sớm lên danh sách những đồ cần chuẩn bị trước khi sinh, sắp xếp túi đồ đi sinh và hoàn tất việc chuẩn bị này khoảng 1 tháng trước ngày dự sinh. Điều này sẽ giúp mẹ không bị lúng túng khi chuyển dạ bất ngờ ở những tuần cuối thai kỳ.

9. Tìm hiểu kiến thức chăm sóc hậu sản

Thời kỳ hậu sản được tính là 6 tuần đầu tiên sau khi sinh con. Đây là khoảng thời gian để cơ thể mẹ hồi phục và trở lại bình thường. Vì thế, mẹ cần biết cách tự chăm sóc bản thân trong giai đoạn này để phòng ngừa những biến chứng hậu sản có thể xảy đến, chẳng hạn như bế sản dịch, nhiễm khuẩn tầng sinh môn, nhiễm khuẩn huyết, viêm tĩnh mạch… Mẹ sẽ được khuyên nghỉ ngơi nhiều, có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng… Hãy nhờ tới sự trợ giúp của người thân khi mệt mỏi để cơ thể có điều kiện hồi phục tốt.

10. Lập kế hoạch chăm con sau khi xuất viện

Khoảng thời gian đầu sau sinh là giai đoạn khó khăn vì vừa phải chăm bé, vừa tranh thủ nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi. Cho nên, mẹ cần lên kế hoạch cụ thể về việc phân chia thời gian ngủ nghỉ – chăm con hợp lý. Mẹ cũng cần biết ai sẽ hỗ trợ mình trong giai đoạn này, họ sẽ giúp bạn làm những gì… Việc lên kế hoạch chi tiết sẽ giúp mẹ không bị “sốc” khi đối mặt với hàng tá việc sau khi từ bệnh viện về nhà.

Ngoài những thông tin bài viết ở trên, bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, tham gia các lớp học tiền sản tại phòng khám bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?