Phòng và điều trị viêm gan B khi mang thai

11:52 - 06/03/2023 Lượt xem: 339 Tác giả: Thu Hoàng

Viêm gan B là bệnh có thể truyền từ mẹ sang con. Khoảng 90% phụ nữ mang thai bị nhiễm HBV cấp tính và từ 10-20% phụ nữ có nhiễm HBV mạn tính sẽ truyền vi-rút sang con. Khác với người lớn, trẻ sơ sinh bị nhiễm HBV cấp tính có thể có triệu chứng nặng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vì vậy khi nhiễm virus HBV mẹ bầu cần được hướng dẫn và điều trị viêm gan B khi mang thai sớm để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sau sinh.

1. Viêm gan B gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi như thế nào?

Một trong những con đường lây nhiễm của Viêm gan B là truyền từ mẹ sang con. Chính vì vậy, nếu người mẹ mang thai bị viêm gan B, nguy cơ cao em bé sinh ra nhiễm virus viêm gan B từ mẹ. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ thì nguy cơ em bé bị nhiễm cũng sẽ thấp hơn. ở 3 tháng giữa thai kỳ sẽ khoảng 10% nguy cơ và đến cuối thời kỳ mang thai sẽ cao lên 60 - 70%.

Nếu mẹ không điều trị viêm gan B khi mang thai hay khi sinh ra em bé không được ngăn ngừa lây nhiễm thì tỉ lệ cao bé sẽ bị viêm gan B. Điều này khiến cho chức năng gan của em bé bị tổn thương phát triển thành viêm gan mạn tính, xơ gan vô cùng nguy hiểm.

Mẹ bị viêm gan B gây ảnh hưởng tới hấp thu dinh dưỡng, khi ăn uống kém mẹ bầu không cũng cấp đủ các dưỡng chất cho thai nhi. Đặc biệt mẹ có biến chứng nặng trong 3 tháng cuối có thể gây tình trạng sinh non, nhẹ cân, thiếu tháng gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Viêm gan B cũng có thể gây ra hiện tượng vàng da khi sinh. Mẹ bầu nên phối hợp tích cực với bác sĩ trong điều trị viêm gan B khi mang thai để có thể hạn chế thấp nhất khả năng lây nhiễm cho em bé.

điều trị viêm gan b khi mang thai

2. Điều trị viêm gan B trong thai kỳ

Sau khi chẩn đoán thai phụ mắc viêm gan B, các bác sĩ sẽ cho xét nghiệm viêm viêm gan B kiểm tra nồng độ virus viêm gan B trong máu cao hay thấp từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Mục tiêu để tiến hành điều trị viêm gan B khi mang thai là giúp giảm nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con, ngăn ngừa sự phát triển và tăng sinh siêu vi B trong cơ thể mẹ. Phụ nữ mang thai sẽ cần phải nhập viện để điều trị khi có triệu chứng của viêm gan B cấp, nâng cao thể trạng, cân bằng dinh dưỡng, điện giải,…

Nếu diễn biến đến tình trạng cần phải sử dụng thuốc thì mẹ có thể dùng thuốc Tenofovir, 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sử dụng Tenofovir hoặc Lamivudine.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào thì mẹ bầu cần thăm khám và nhận được hướng dẫn cụ thể của bác sĩ để tránh được những rủi ro không đáng có.

điều trị viêm gan b khi mang thai

Xây dựng chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học

Ngoài ra để giúp điều trị viêm gan B khi mang thai, thì các mẹ bầu cần phải thường xuyên theo dõi sức khỏe định kỳ, xây dựng chế độ ăn uống khoa học theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Cần hạn chế ăn các chất béo, các loại nước có ngọt hay các các chất kích thích, có cồn khác như rượu, bia. Việc hạn chế các loại chất này sẽ góp phần hạn chế sự phát triển, sinh sôi của siêu vi B ở cơ thể của mẹ. 

Tăng cường cung cấp các loại vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe bằng cách ăn nhiều loại rau củ quả, trái cây. Để giúp điều trị viêm gan B khi mang thai, nên ưu tiên lựa chọn những loại rau củ có màu xanh đậm hay có màu đỏ, cam như: cà rốt, cà chua, bí đỏ,… vì chúng chứa các dưỡng chất tốt cho sức khỏe

Bổ sung thêm các protein không chứa chất béo để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ có thể ăn các món chế biến từ: thịt ức gà, thịt nạc bò, cá hồi, cá thu, các loại hạt và đậu,…

Và mẹ bầu nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, yêu đời, có thể vận động nhẹ nhàng, tăng cường nghỉ ngơi, hạn chế lao động hay làm việc quá sức, ngủ sớm,… Bởi vì chỉ cần mẹ chăm sóc tốt cho sức khỏe và có sự phát hiện bệnh sớm để phòng ngừa lây nhiễm trước thì em bé sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh.

3. Dự phòng viêm gan B khi mang thai

Cách phòng ngừa viêm gan B tốt nhất cho các bà mẹ chưa nhiễm virus HBV đó là nên tiêm phòng vacxin viêm gan B trước và trong khi đang mang thai. Để tránh việc lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con thì em bé sau khi sinh cần phải tiêm phòng chủng ngừa sau khi ra đời. Em bé có thể được tiêm một mũi huyết thanh viêm gan B HBIG (trong vòng 12 giờ sau khi sinh) để giúp cơ thể chống lại những triệu chứng nặng do viêm gan B gây ra, tiêm vacxin phòng ngừa viêm gan B. Sau đó, tiếp tục tiêm 3 mũi vacxin viêm gan B theo đúng lịch trình. Thực hiện theo lịch tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp hạn chế việc lây nhiễm viêm gan B sau khi mang thai lên đến 95%.

 Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch siêu âm, quản lí thai tại phòng khám sản phụ khoa quý khách có thể đặt lịch TI ĐÂY.

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua