Sử dụng thuốc chống dị ứng an toàn khi mang thai

17:53 - 01/03/2024 Lượt xem: 142 Tác giả: Thanh Nga

Trong quá trình mang thai, bên cạnh ốm nghén thì tình trạng dị ứng cũng là một vấn đề được các sản phụ hết sức quan tâm. Vậy cần lựa chọn các loại thuốc chống dị ứng cho bà bầu như thế nào? Các mẹ hãy tìm hiểu cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang nhé!

Phản ứng dị ứng của cơ thể

Phản ứng dị ứng xảy khi hệ thống miễn dịch phát huy vai trò phòng vệ quá mức khi lầm tưởng một tác nhân bình thường (như lông, vảy da động vật, phấn hoa, bụi,...) là các chất nguy hiểm. Hệ thống miễn dịch khi đó sẽ tạo ra các kháng thể chống lại các tác nhân này và lưu lại trong máu. Khi tiếp xúc lại với các tác nhân lần nữa, hệ miễn dịch sẽ giải phóng ra một số hoá chất, một trong số đó là histamin gây ra các triệu chứng dị ứng. Do đó, sử dụng thuốc chống dị ứng là giải pháp nhằm làm thuyên giảm các triệu chứng do dị ứng gây ra. Các thuốc này có chức năng sản sinh các đối kháng để ngăn chặn dị ứng hoặc tránh kích hoạt các tế bào và quá trình dị ứng.

Các loại thuốc chống dị ứng có thể dùng cho bà bầu

Chảy nước mũi, hắt hơi, mẩn ngứa hoặc mề đay... là những triệu chứng thường thấy ở những bà bầu. Trên thực tế, khi dị ứng thông thường, ở mức độ nhẹ, mẹ bầu có thể không cần dùng đến thuốc chống dị ứng. Tuy nhiên, khi tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt hằng ngày thì có thể một số loại thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định dùng.

Hai nhóm thuốc phổ biến nhất để điều trị dị ứng hiện nay là thuốc kháng histamin và corticoid.

+ Thuốc kháng histamin: ức chế những phản ứng do histamin gây ra như ngứa, hắt hơi, và phản ứng viêm, bằng cách ngăn chặn sự liên kết của histamin với thụ thể của nó hoặc giảm hoạt tính của thụ thể histamin trên dây thần kinh, cơ trơn mạch máu, tế bào tuyến, tế bào nội mô và tế bào mast.

+ Corticoid: là chất chống dị ứng mạnh nhờ khả năng ức chế sự giải phóng chất trung gian hóa học gây phản ứng dị ứng.

Các loại thuốc kháng Histamin an toàn trong thai kỳ như: Cetirizin, Loratadin, Cetirizin, Clorpheniramin, Diphenhydramine, Terfenadin, Mizolastine, Acrivastin.

Một số thuốc thường dùng:

  • Claritin

    thuốc chống dị ứng

Thương hiệu: MSD – Bỉ

Hoạt chất: Loratadin

Chỉ định:

  • Giảm triệu chứng do viêm mũi dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ngứa và chảy nước mắt. Các dấu hiệu và triệu chứng ở mũi và mắt sẽ giảm nhanh sau khi uống thuốc.
  • Giảm triệu chứng của mày đay mạn tính và các bệnh da do dị ứng khác.

    Zyrtec

    thuốc chống dị ứng

Thương hiệu: GSK – Anh

Hoạt chất: Cetirizine

Chỉ định:

Thuốc Zyrtec 10mg được chỉ định dùng trong các trường hợp người lớn, trẻ em từ 6 tuổi trở lên:

  • Điều trị giảm các triệu chứng về mũi và mắt của viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứngquanh năm
  • Điều trị giảm các triệu chứng của mày đaytự phát mạn tính

    Chlor-Trimeton

    thuốc chống dị ứng

Hoạt chất: Chlorpheniramine

Tác dụng: giảm triệu chứng của viêm xoang, nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mắt, ngứa mũi và họng, hắt hơi do nhiễm trùng đường hô hấp trên (như cảm lạnh), dị ứng hoặc sốt.

Benadryl

thuốc chống dị ứng

Hoạt chất: Diphenhydramine

Tác dụng: điều trị các triệu chứng dị ứng theo mùa hay cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, phát ban da.

 

Ngoài đường uống, bác sĩ cũng có thể đề nghị một vài loại thuốc xịt corticosteroid không kê đơn với liều thấp như:

  • Xịt mũi budesonide (Rhinocort)

thuốc chống dị ứng

  • Xịt mũi mometasone (Nasonex).

thuốc chống dị ứng

  • Xịt mũi fluticasone (Flonase).

thuốc chống dị ứng

 

Lưu ý khi dùng thuốc chống dị ứng cho bà bầu:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào. Không tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh sử dụng thuốc xịt chứa corticoid vì cho đến nay nghiên cứu về độ an toàn của thuốc còn rất hạn chế trên đối tượng mang thai. Khi có chỉ định của bác sĩ có ther dùng liều thấp nhất.
  • Cần tránh dùng thuốc dị ứng có chứa corticoid đường uống hoặc tiêm đặc biệt trong 3 tháng đầu vì có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí có thể gây ra dị tật thai. Nếu dùng, chỉ nên dùng từ sau tháng thứ 4 trở đi khi các biện pháp khác không mang lại hiệu quả.
  • Khi mang thai, mẹ không nên tiêm thuốc dị ứng vì có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi do làm tăng nguy cơ quá mẫn của thuốc.

 

Phương pháp làm giảm dị ứng không dùng thuốc

  • Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dị ứng như môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi hay vi khuẩn, nguồn nước bẩn,…
  • Hạn chế sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội chứa nhiều hóa chất và chất tạo mùi.
  • Bổ sung rau xanh, hoa quả tươi và uống nhiều nước. Tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng, chất kích thích, rượu bia, hải sản,…
  • Nên uống đủ nước
  • Hạn chế gãi để da bị trầy xước hoặc nhiễm khuẩn.
  • Nên lựa chọn trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi để tránh gia tăng tình trạng dị ứng.
  • Có thể sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi nếu gặp tình trạng nghẹt mũi.

thuốc chống dị ứng

Mẹ có thể tham khảo thêm một số bài viết khác TẠI ĐÂY

Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?