Tìm hiểu về bệnh huyết khối tĩnh mạch trong thai kỳ

16:52 - 29/07/2022 Lượt xem: 316 Tác giả: Thu Hoàng

Huyết khối tĩnh mạch hay còn gọi là cục máu đông có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai có nguy cơ xuất hiện cục máu đông cao hơn gấp 5 lần so với người bình thường. Cục máu đông hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị nếu được phát hiện sớm.

1. Nguyên nhân gây bệnh huyết khối trong thai kỳ

Hầu hết các tình trạng huyết khối là do bẩm sinh, do bột biến gen ở các gen tổng hợp các yếu tố chống đông máu.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số nguyên nhân có thể gây nên bệnh lý huyết khối tĩnh mạch khi mang thai, điều quan trọng là bạn có nằm trong nhóm có nguy cơ cao hay không?

  • Có tiền sử mắc hoặc gia đình có người từng bị huyết khối tĩnh mạch.
  • Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên.
  • Trên 35 tuổi.
  • Quá cân hoặc béo phì. Chỉ số BMI > 30 ở lần đầu đi khám.
  • Mang thai đôi trở lên.
  • Ít vận động trong một thời gian dài.
  • Sự kết hợp của hai hoặc nhiều tình trạng huyết khối.
  • Bẩm sinh có nguy cơ tăng đông máu cao.
  • Thai chậm phát triển trong tử cung.
  • Mổ lấy thai cấp cứu ở lần trước đó.
  • Mẹ mắc bệnh nội khoa như tiểu đường, lupus ban đỏ, ung thư, bệnh hồng cầu hình liềm.

huyết khối tĩnh mạch

2. Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch trong khi mang thai

Ngoài sự phát triển của huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ, huyết khối có liên quan đến hội chứng sẩy thai liên tiếp, chuyển dạ sớm, tiền sản giật, rau bong non và suy nhau thai, chậm phát triển của thai nhi kể cả tử vong thai lưu. Thì bệnh lý này còn gây ra những ảnh hưởng tới nhau thai dẫn tới nhồi máu hoặc hoại tử khiến thai nhi bị hạn chế tăng trưởng trong tử cung.

Những dấu hiệu bệnh huyết khối ở phụ nữ mang thai thường không rõ ràng, thông thường sẽ thấy một số dấu hiệu như:

  • Đau nhức bắp chân mức độ đau nhẹ hoặc đau dữ dội, bị đau nhiều khi đi lại.
  • Sưng chân thường xảy ra ở một bên chân, so sánh có thể thấy sự khác biệt giữa hai chân.
  • Cảm giác nóng da ở chân, vùng bị huyết khối thường nóng hơn so với các vùng khác.
  • Những tĩnh mạch nông giãn hơn bình thường.
  • Thay đổi màu da vùng da bị huyết khối tĩnh mạch có xu hướng chuyển màu xanh đen hoặc một màu bất thường.
  • Biểu hiện khi có các biến chứng bao gồm: Khó thở không rõ nguyên nhân, ho nhiều đôi khi ho ra máu, đau ngực… là những biểu hiện khi huyết khối tĩnh mạch sâu gây biến chứng thuyên tắc phổi. Khi có các triệu chứng này cần đến viện ngay để được điều trị kịp thời.
  • Phát hiện huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân bằng phương pháp siêu âm doppler mạch máu ở chân.

Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào trên đây, mẹ bầu nên đến gặp các Chuyên gia, Bác sĩ để kiểm tra ngay tình trạng của mình. Nếu có huyết khối tĩnh mạch sâu ( DVT) hoặc các huyết khối (cục máu đông) trong các lần mang thai trước, nếu nhận thấy và cảm thấy sưng - đau ở một bên chân vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ hãy liên hệ ngay với các Chuyên gia, Bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp.

3. Phòng ngừa bị huyết khối tĩnh mạch khi mang thai

Uống nhiều nước khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày là đủ; hoặc hơn nữa vào những ngày nắng nóng.

Tránh ngồi trong thời gian dài. Nên đứng dậy và di chuyển. Nên đi bộ, bơi lội, đạp xe- bất kỳ hoạt động nào giúp máu lưu thông và tránh để đôi chân nhàn rỗi.

Tránh mặc quần áo chật. Quần lót quá chật, các loại quần định hình xiết chặt vào háng sẽ gây nguy hiểm cho các động mạch lớn dẫn máu đến hai chân.

Tránh gác chéo hai chân.

Tránh ngồi ở những vị trí quá chật hẹp, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi các chuyến bay dài, hoặc phải ngồi phòng chờ quá lâu đều là không nên.

Bạn có thể sẽ được khuyên nên mang loại vớ hỗ trợ, đặc biệt nếu bạn đã từng bị DVT trước đây.

Tránh uống lượng lớn các thức uống có chứa caffeine như trà, cà phê và các loại nước cola, vì chúng có thể gây ra tình trạng mất nước, là yếu tố nguy cơ chính của DVT.

Không nên đặt gối hoặc đệm dưới bắp chân, cho dù nó có giúp bạn cảm thấy thoải mái thế nào đi nữa. Bất cứ cái gì cản trở máu đi vào và ra khỏi hai chân đều có khả năng gây ra vấn đề.

Nếu bạn phải ngồi bàn và làm việc nhiều giờ với máy tính, cần đảm bảo cho hai bàn chân chạm sàn nhà. Nếu sử dụng dụng cụ gác chân thì phải đảm bảo việc chân gác trên đó, chứ không để chân lủng lẳng tự do.

Khi ngồi ghế, cần lưu ý không để cạnh ghế cấn vào phía sau đầu gối. Tương tự, nếu ngồi ghế thấp thì tránh để ghế đụng vào bắp chân.

Cứ mỗi nửa tiếng, nên xoay xoay bàn chân theo chiều kim đồng hồ. Đi rửa mặt, đi vệ sinh, hoặc là đi tới tui vài vòng tại nơi làm việc để giúp máu lưu thông tốt trong cơ thể.

Huyết khối tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai là một bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới tính mạng của mẹ và thai nhi. Thai phụ nằm trong đối tượng có yếu tố nguy cơ cao nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra, phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến thai kỳ bạn có thể liên hệ trực tiếp qua hotline 0243.783.6145 hoặc qua trang fanpage của phòng khám để được giải đáp sớm nhất.  

 

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua